Top 10 Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” của Ma Văn Kháng (lớp 12) hay nhất

“Một người Hà Nội“ là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Khải. Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn vô cùng mới mẻ của nhà văn về con người, cuộc sống với … xem thêm…một hình thức nghệ thuật in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. “Một người Hà Nội” với nhân vật chính là cô Hiền – người xuất thân từ gia đình Hà Nội giàu có, thân thiện. Ở cô Hiền thấm sâu vẻ đẹp tinh thần, văn hóa cốt cách của một người Hà Nội gốc, tạo nên nơi người đọc về vẻ đẹp ấy sẽ bền vững, không bị nhạt nhòa theo thời gian. Cô cũng là người có tình yêu và gắn bó sâu sắc với mảnh đất Hà Nội. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong tác phẩm mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 1

Một người Hà Nội là tác phẩm rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Trong truyện Một người Hà Nội Nguyễn Khải đã xây dựng khá thành công hình tượng nhân vật cô Hiền, một nhân vật khá tiêu biểu cho người Hà Nội.

Cô Hiền, một nhân vật xuyên suốt cả tác phẩm, cô đại diện cho phẩm chất và đẹp của những người phụ nữ thức thời mà vẫn mang đậm vẻ đẹp truyền thống. Những vẻ đẹp ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong tác phẩm của mình. Vẻ đẹp mà một người phụ nữ thời hiện đại ngày nay cần phải học tập, cái đáng học tập là truyền thống mà vẫn hiện đại, hiện đại nhưng không mất đi sự truyền thống. Nói cách khác đó chính là hội nhập mà không hòa tan, phát triển đồng thời đi liền với chống lại những cái xấu. Tác giả không dùng một lời nào để nói về ngoại hình của cô Hiền mà tác giả đi sâu vào việc khai thác chiều sâu tâm hồn và tính cách của cô.

Vẻ đẹp của cô Hiền được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử. Cô Hiền vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan, thời trẻ là một thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, mở xa lông văn chương để giao lưu rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành. Cô là con người trí thức, hiểu biết rộng, là con người có “bộ mặt tư sản”, một cách sống rất tư sản: “Ở trong một tòa nhà rộng, tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung đền Ngọc Sơn”. Cô làm ăn lương thiện với cửa hàng hoa giấy do chính tay tự làm và các con phụ giúp. Trong quan hệ với người làm, chủ và tớ “dựa vào nhau mà sống”. Tình nghĩa như người trong họ. Đây chính là vẻ đẹp của người lao động chân chính, có nhân có nghĩa.

Vẻ đẹp thanh lịch của cô được thể hiện ở cách nuôi dạy con, uốn nắn cho chúng từ thói quen nhỏ nhất như cách cầm bát đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn, cách đi đứng. Với cô Hiền đây không phải là chuyện sinh hoạt vặt vãnh mà là văn hóa sống, văn hóa ứng xử của người Hà Nội: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng”. Cô còn nói làm người Hà Nội thì phải “biết lòng tự trọng, biết xấu hổ”. Đây không phải là biểu hiện của sự kỹ tính mà thể hiện nét tinh tế của một người có văn hóa.

Vẻ đẹp của cô Hiền còn là vẻ đẹp của một nhân cách sống cao thượng luôn coi lòng tự trọng là thước đo phẩm giá của mình. Lòng tự trọng ấy được thể hiện rõ nét nhất qua câu chuyện của cô về hai người con đi bộ đội. Là người mẹ ai mà không yêu con, không muốn con gặp gian nguy, bất trắc nhưng ở đây cô Hiền muốn dạy con đừng bao giờ sống đớn hèn, sống bám vào sự hi sinh của người khác là sống đáng hổ thẹn. Lòng tự trọng không cho phép con cô sống hèn nhát, ích kỷ. Ở đây cô còn hiện lên vẻ đẹp của người mẹ thời chiến có ý thức trách nhiệm với đất nước với dân tộc, biết sẻ chia trước đau thương mất mát của biết bao người mẹ khác. Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng. Ở cô Hiền, lòng tự trọng của cá nhân đã hòa vào lòng tự trọng của dân tộc. Đây là một cách ứng xử rất nhân bản.

Cô còn là con người luôn lưu giữ những niềm tin vào cuộc sống. Dù sống trong cơn lốc thị trường làm xói mòn đi nếp sống của người Hà Nội ngàn năm văn vật nhưng nó không làm lay chuyển được ý thức của con người luôn tin vào giá trị văn hóa bền vững của Hà Nội không thể mất đi. Cô quan niệm rằng với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổi. Đấy chính là niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền.

Qua đây ta thấy cô Hiền mà nhà văn Nguyễn Khải xây dựng lên thật đẹp. Một người phụ nữ không chỉ giỏi việc nhà mà lo được cả việc cho xã hội. Nó thể hiện sự nhỏ bé của cô Hiền nhưng lại làm nên một vẻ đẹp đại diện cho những người phụ nữ đương thời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 2

Truyện Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải, in trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1990, thời kì đổi mới của nền văn học Việt Nam.

Cô Hiền là nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật cô Hiền, tác giả phát hiện ra bao vẻ đẹp trong chiều sâu tầm hồn, tính cách con người Hà Nội, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam trước bao biến động, thăng trầm và phát triển của đất nước. Nhân vật “tôi” giới thiệu về cô Hiền, nói lên về những suy nghĩ và tình cảm quý mến đối với cô Hiền — “Chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi”.

Tác giả không nói về ngoại hình của cô Hiền mà chỉ kể, chi giới thiệu về ngôn ngữ, cách sống, cách ứng xử của cô Hiền trong các quan hệ gia đình chồng con với người thân, với bạn bè, với thời cuộc. Khi đứa cháu, anh bộ đội Cụ Hồ thân mật và tò mò hỏi cô về thành phần giai cấp, về chuyện “tại sao cô không phải học tập cải tạo…” thì cô cười rất tươi: “Tại sao chưa đủ tiêu chuẩn”, và thản nhiên nói: “Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”.

Khi nhiều bè bạn ngờ vực: “Trông bà như tư sản mà không bị học tập cũng lạ nhỉ?”, thì cô nhẹ nhàng trả lời: “Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”. Đúng là có khôn hơn các bà bạn, và “thức thời’’ hơn ông chồng. Trước đây, nhà cô cũng thuê một anh bếp và một chị vú. Chị vú trông coi con cho cô từ năm 19 tuổi đến năm 45 tuổi. Trong suốt 26 năm trời đó, cô coi anh bếp cô vú “tình nghĩa như người trong họ”, đối xử rất tử tế, nên sau này khi đã về quê, đã làm chủ nghiệm hợp tác xã. hai vợ chồng vẫn qua lại thân tình, “ngàv giỗ ông chú và ngày Tết đều đem gạo, đậu xanh, miến và rượu, toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em”.

Chuyện làm ăn cũng cho thấy cô “khôn hơn” các bà bạn và “thức thời hơn” ông chồng. Chồng cô dạy học, nhờ viết sách mà có được một ít tiền nên tậu được hai dinh cơ. một nhà đang ở và một nhà ở Hàng Bún cho thuê. Tháng 10 năm 1954. Hà Nội được giải phóng thì năm 1956, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho một người bạn mới ở kháng chiến về. Chỉ một năm sau, cái thời “cải tạo…”. một cán bộ tới hỏi về nhà cửa, nhắc tới ngôi nhà ở Hàng Bún, cô Hiền trả lời rất lịch thiệp:”Xin mời anh tới ngôi nhà anh vừa nói, hỏi thẳng chủ nhà xem họ trả lời ra sao. Nếu còn thắc mắc xin mời anh trở lại”.

Khi ông chồng không được phép mở trường tư thục muốn mua một máy in nhỏ đế kinh doanh, cô Hiền đã hỏi chồng: “Ông có đứng máy được không? Ông có sắp chữ được không?”. Ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à?”, ông chồng “tính vốn nhát, rút lui ngay” trước những câu hỏi rất thức thời của người vợ.

Cô Hiền cũng kinh doanh, cũng buôn bán, cũng có cửa hàng cửa hiệu. Nhưng cô chi bán một thứ hoa giấy. Các loại hoa giấy, lẵng hoa đan băng tre…rất đẹp do tự tay cô làm ra, bán rất đắt, nhưng “chịu thuế rất nhẹ”, chăng mang tiếng tư sản, tiểu chủ gì cả giữa cái thời “cải tạo và đấu tranh giai cấp.. Cô Hiền thật khôn ngoan, cô biết sống hợp lí, ứng xử theo thời thế. Phải là con người chín chắn và từng trải mới có cách sống, cách làm ăn như thế, có “đầu óc rất thực tế” như thế.

Cô Hiền rất mẫn cảm, sắc sảo và tế nhị. Nghe con kêu ầm lên: ‘Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!” thì cô gắt lên: “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa”. Khi thấy người chồng nắm tay đứa cháu, hỏi hồn nhiên: “Tại sao chủ nhật trước đồng chí không ra chơi, cả nhà chờ cơm mãi”, thì cô “thở dài, quay người đi”. Khi đứa cháu hỏi về dân tình, thời thế, cô trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?”. Khi nghe chị vú kể lại cho cả nhà nghe có anh cán bộ bám theo “xui”, cô Hiền bình luận: “Cách mạng gì toàn để ý những chuyện lặt vặt”.

“Cô Hiền bên ngoại, chị Đại bên nội” là những phụ nữ Hà thành giỏi giang, giàu bản lĩnh, tất cả mọi việc đều được các bà ấy “tính toán trước cả”, và luôn luôn “tính đúng”. Các bà ấy “không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng chen vô”. Các bà ấy “không có sự lãng mạn hay mộng mơ vớ vẫn. Đã tính là làm, đã làm là không thèm đế ý đến những đàm tiếu của thiên hạ”. Đó là lời nhận xét của người cháu – đồng chí Khải.

Cô Hiền tuvên bô thẳng thừng với đứa cháu: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”. Vốn là gái Hà Nội, con nhà giàu sang, nhưng gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng. Không lấy một ông quan nào hết. Chẳng hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân. Cô chỉ chọn một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành kết bạn trăm năm, để làm vợ, làm mẹ, “khiến cả Hà Nội kinh ngạc”.

Sau khi sinh đứa con thứ năm, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục tuổi thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được khỏi phải sống bám vào các anh chị”. Cô Hiền đặc biệt coi trọng vai trò người phụ nữ gia đình: người vợ không chi là nội trợ mà là “nội tướng”. Cô phê bình người cháu – đồng chí Khải: “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng”. Người đàn bà không là “nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”.

Là người mẹ cô săn sóc và quan tâm dạy bảo các con phải “biết tự trọng, biết xấu hổ”, nghĩa là biết giữ lấy nhân cách. Ngay từ khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn, cô thường chú ý “sửa cách ngồi, cách cầm bát đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn”. Cô khuyên con cháu: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Gia huấn ca tương truyền là của Nguyễn Trãi có đoạn: Khi còn bé tại gia hầu hạ,Dưới hai thân vâng dạ theo lời.Khi đi, khi đứng, khi ngồi,Vào trong khuôn phép, ra ngoài đoan trang… Phái chăng cô Hiền đã dạy con cháu cách sống theo nền nếp của người xưa? Cô đã nói rõ với người cháu về ‘‘nghĩa vụ” của người mẹ là dạy con cái: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn ra sao là tùy”.

Giữa thời chống Mỉ. cô Hiền đã thể hiện tình mẹ con và ý thức công dân rất rõ. Năm 1965, Hà Nội có đợt tuyển quân vào chiến đấu trong Nam, đợt đầu được tuyên chọn rất kĩ càng, có khoáng 660 người, “là những chàng trai ưu tú của Hà Nội”. Dũng là con đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện xin đi đánh Mĩ lần ấy. Khi đứa cháu hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?” Cô trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Suốt ba năm trời, cô không hề nhận được một tin tức gì của đứa con đã ra di. Nhưng khi đứa em kêu làm đơn đi đánh Mĩ, cô đã trả lời khi người cháu hỏi: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.

Cô Hiền nhắc lại: “Nhiều người tới Hà Nội đã sống lại”. Người cháu kể lại một số hiện tượng chưa đẹp, chưa vui mà mình phải chứng kiến “không mấy vui vẻ…” giữa thủ đô. Cô Hiền than thở về tuổi già hay nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm y hệt một bà già nhà quê”. Cô kể chuyện về gió bão làm cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn đổ nghiêng, tán đè lên hậu cung… lúc đầu cô nghĩ đó là “sự dời đổi, điềm xấu là sự ra đi của một thời”. Nhưng cây si không bị chết, bị bổ ra làm củi mà rồi nó lại được cứu sống, sau một tháng, lại trổ ra lá non. Cô Hiền suy ngầm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.

Người cháu cảm phục, khẽ thốt lên ở trong lòng: “Bà già giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá”. Cô Hiền là “một hạt bụi vàng”, nhỏ bé, nhưng rất đẹp. Tâm hồn cô, tính cách của cô cùng với bao người khác là biểu tượng tuyệt đẹp cho vẻ đẹp thanh lịch trong sáng và phẩm chất cao quý của con người Hà Nội.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

Ca dao

Tình cảm của đứa cháu, của nhân vật “tôi” cũng như của mỗi chúng ta là “thật tiếc” khi một người như cô Hiền phải chết đi, “một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ”. Chúng ta hi vọng và ước mong vẻ đẹp thanh lịch, cốt cách của người Tràng An “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những áng vàng!”.

Những suy ngẫm của cô Hiền, của người cháu ở phần cuối truyện Một người Hà Nội làm cho giọng kể thấm đượm chất trữ tình triết lí, vẻ đẹp thanh lịch, nếp sống văn hóa của con người kinh kì được thể hiện đầy ấn tượng qua nhân vật cô Hiền; ta cảm thấy bức chân dung nghệ thuật ấy được Nguyễn Khải phủ bằng những lớp áng vàng chói sáng.

Năm 2010 , đồng bào cả nước ta tưng bừng kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long (1910-2010). Nhân vật cô Hiền, một hạt bụi vàng, trong tập Một người Hà Nội của Nguyễn Khải đã và đang tỏa sáng tâm hồn mỗi chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 3

Nếu như Nguyễn Minh Châu viết lên số phận người đàn bà hàng chài trong thời kì đổi mới để qua đó thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ hàng chài cam chịu, hi sinh vì gia đình thì Nguyễn Khải cũng góp vào hình tượng người phụ nữ trong thời kì đổi mới với nhân vật cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội. Tuy cùng một giai đoạn thời kì đổi mới nhưng chúng ta thấy được sự khác nhau giữa số phận của hai nhân vật này. Nhân vật cô Hiền có cuộc sống hạnh phúc hơn và cái mới trong hình tượng người phụ nữ mà Nguyễn Khải đã mang đến chính là những vẻ đẹp của cô Hiền – người phụ nữ trong giai đoạn mới. Cô được ví như “hạt bụi vàng” của Hà Nội.

Cô đại diện cho phẩm chất và đẹp của những người phụ nữ thức thời mà vẫn mang đậm vẻ đẹp truyền thống. Những vẻ đẹp ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong tác phẩm của mình. Vẻ đẹp mà một người phụ nữ thời hiện đại ngày nay cần phải học tập, cái đáng học tập là truyền thống mà vẫn hiện đại, hiện đại nhưng không mất đi sự truyền thống. Nói cách khác đó chính là hội nhập mà không hòa tan, phát triển đồng thời đi liền với chống lại những cái xấu. Tác giả không dùng một lời nào để nói về ngoại hình của cô Hiền mà tác giả đi sâu vào việc khai thác chiều sâu tâm hồn và tính cách của cô.

Hoàn cảnh sống của cô là khi miền Bắc đang đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực của cuộc sống thì cũng có những mặt tiêu cực. Vẻ đẹp của cô Hiền được tác giả ví như “hạt bụi vàng” của Hà Nội.

Cách sống của cô khiến cho người ta nghĩ cô là tư sản nhưng cô không chú ý đến. Khi đứa cháu, anh bộ đội Cụ Hồ thân mật và tò mò hỏi cô về thành phần giai cấp, về chuyện “tại sao cô không phải học tập cải tạo. . . ” thì cô cười rất tươi: “Tại sao chưa đủ tiêu chuẩn”, và thản nhiên nói: “Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”. Như vậy có thể thấy cô rất kiên trực, cô sống theo cách của cô mà không sợ ai nói gì miễn sao cô không làm hại ai.

Khi nhiều bè bạn ngờ vực: “Trông bà như tư sản mà không bị học tập cũng lạ nhỉ?”, thì cô nhẹ nhàng trả lời: “Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”. Đúng là có khôn hơn các bà bạn, và “thức thời’’ hơn ông chồng. Trước đây, nhà cô cũng thuê một anh bếp và một chị vú. Chị vú trông coi con cho cô từ năm 19 tuổi đến năm 45 tuổi. Trong suốt 26 năm trời đó, cô coi anh bếp cô vú “tình nghĩa như người trong họ”, đối xử rất tử tế, nên sau này khi đã về quê, đã làm chủ nghiệm hợp tác xã. Hai vợ chồng vẫn qua lại thân tình, “ngày giỗ ông chú và ngày Tết đều đem gạo, đậu xanh, miến và rượu, toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em”.

Cô Hiền là một người phụ nữ thức thời bởi vì nhiều cái cô rất thực tế, cô có hai nhà thì một nhà để ở. Chồng cô đòi mua máy in thì cô hỏi ông có đứng may được không. Ông chồng lại đành thôi. Như vậy không phải vì cô tiếc tiền hay hống dịch mà là vị khi đang khó khăn cô biết nên dành tiền cho việc gì và không dùng cho việc gì.

Cô hiện lên là một người vợ đảm đang dẫu nền kinh tế khó khăn những cô vẫn có thể nuôi sống gia đình. Đó là một vẻ đẹp đảm đang của người Việt Nam nói chung và của người Hà Nội nói riêng. Không chỉ thế cô lo toan mọi việc trong gia đình kiếm sống nuôi gia đình còn thể hiện sự giỏi giang, cần cù, chăm chỉ của người phụ nữ. Công việc của cô là làm ở một cửa hàng hoa các loại hoa giấy, lẵng hoa đan băng tre. . . rất đẹp do tự tay cô làm ra, bán rất đắt, nhưng “chịu thuế rất nhẹ”, chăng mang tiếng tư sản, tiểu chủ gì cả giữa cái thời “cải tạo và đấu tranh giai cấp. . Cô Hiền thật khôn ngoan, cô biết sống hợp lí, ứng xử theo thời thế. Phải là con người chín chắn và từng trải mới có cách sống, cách làm ăn như thế, có “đầu óc rất thực tế” như thế.

Không chỉ vậy cô Hiền còn biết dạy con mình thành một người có trách nhiệm với tổ quốc và một người trưởng thành. Cô khuyên con của cô đi tòng quân vào miền Nam đánh giặc, có người thân ai mà chẳng sợ mất đi họ nhưng vì tổ quốc cần vì miền Nam ruột thịt cô khích lệ con mình nên đi. Như vậy không phải cô đẩy con mình vào chỗ chết mà cô đang dạy con mình yêu nước thương dân, dạy con mình biết vì người khác. Đó chẳng phải là một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam hay sao, một người mẹ hay sao?. Cô còn là một người chuẩn Hà Nội không pha trộn, có những cái mới du nhập vào nhưng cô thì vẫn vậy vẫn giữ y nguyên cái phẩm chất và tính cách của người Hà Nội. Đó là vẻ đẹp của truyền thống giống câu:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Không những thế cô Hiền tỏ ra là một người rất sắc sảo và tế nhị, khi gọi là đồng chí Khải thì cô mắng đứa con là phải gọi là “anh Khải”. Ngày thường cô ăn mặc rất bình dân nhưng có những buổi liên hoan thì cô lại rất trang trọng. Và đặc biệt cô rất biết giữ lời ăn tiếng nói của mình, với những người bình dân thân thiết thì ăn nói thô tục sao cũng được nhưng trước những người quý phái thì phải tế nhị.

Qua đây ta thấy cô Hiền mà nhà văn Nguyễn Khải cất công xây dựng lên thật đẹp. Một người phụ nữ không chỉ giỏi viêc nhà mà lo được cả việc cho xã hội. Cô đúng là hạt bụi vàng của Hà Nội. Hạt bụi vốn để người ta chỉ những cái vô cùng bẩn và nhỏ bé nhưng ở đây tác giả lại nói là hạt bụi vàng. Nó thể hiện sự nhỏ bé của cô Hiền nhưng lại làm nên một vẻ đẹp đại diện cho những người phụ nữ đương thời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 4

Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, ông là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến. Nhà văn sống chiến đấu và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên những trải nghiệm thực tiễn của cuộc sống nơi chiến trường cũng được nhà văn khắc họa khá rõ nét trong các tác phẩm thơ văn của mình. Trong toàn bộ sáng tác của mình, Nguyễn Khải cũng có nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thôn trong xây dựng cuộc sống mới, ông đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. Và một trong số tác phẩm đó, tiêu biểu nhất có thể kể đến truyện ngắn “Một người Hà Nội”.

Truyện ngắn “Một người Hà Nội” xoay quanh nhân vật trung tâm là cô Hiền, một người gốc Hà Nội và được nhà văn Nguyễn Khải ví như “Hạt bụi vàng” của Hà Nội. Trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Khải đã phát hiện ra vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua những biến động, thăng trầm của đất nước, mà cụ thể là xã hội Việt Nam những năm giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong bối cảnh xây dựng xã hội mới ấy, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những mặt hạn chế tiêu cực. Nhân vật cô Hiền được nhà văn Nguyễn Khải xây dựng trong bối cảnh đầy biến động, đổi thay đó, nhưng những tác động khách quan không hề làm thế giới nội tâm cũng như con người của cô bị tác động, ngược lại người đàn bà ấy vẫn hiện lên với bao phẩm chất, tính cách đáng quý, đặc trưng cho nếp sống, tính cách của con người Hà Nội.

Sau khi giải phóng, đất nước ta bắt đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đảng và nhà nước chủ trương xóa bỏ tư sản, xây dựng công hữu. Đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, cũng là hòa mình vào cuộc sống mới, nên chế độ tư sản cũng như những người tư sản bị tẩy chay, tiến tới xóa bỏ, dọn đường cho xã hội chủ nghĩa. Và trong không khí ấy, cô Hiền, một người dân gốc Hà Nội lại đi đầu trong phong trào, lối sống mới “Cô Hiền vào những năm ấy đã cạo răng và uốn tóc, mặc quần áo đồng màu, hoặc đen hoặc trắng. Còn nữ trang đã biết dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn”. Cũng vì vậy mà trong cái nhìn của nhiều người, và trong đó có cả nhà văn thì cô Hiền có cách sống như một nhà tư sản thực thụ. Và điều này cũng được chính cô thừa nhận “Tao có bộ mặt tư sản, một cách sống tư sản….”.

Ngay ấn tượng đầu tiên, dù không biết cô Hiền có thực sự là tư sản hay không, nhưng người đọc đã cảm nhận được ở nhân vật này một cá tính khá mạnh mẽ, thậm chí là bản lĩnh hơn người. Bởi ở thời kì bấy giờ, dù có là tư sản thì người ta cũng có xu hướng che đậy, ngụy trang cho bản chất thật của mình, vì một khi bị lộ thì có thể bị tẩy chay, tịch thu tài sản. Nhưng, cô Hiền không làm điều đó, cô sống đúng với con người, tính cách của con người mình. Tuy sống như một người tư sản, mọi người có thể thấy và đánh giá nhưng cô Hiền rất tự tin vào mình, cũng như tự tin vào cuộc sống trong sạch, chính trực của mình. Cô khẳng định cuộc sống của mình là tự lực, không hề bóc lột của ai, vì vậy không thể thành tư sản được “….tao có bộ mặt tư sản, một cách sống tư sản, nhưng lại không bóc lột của ai cả thì làm sao thành tư sản được”.

Qua câu nói của cô Hiền, ta có thể thấy được cô là một người ý thức rất cao về mình, những lời đàm tiếu, cách nhìn nhận, đánh giá của mọi người đối với cô không phải cô không biết, ngược lại cô nhận thức được khá tường tận, nhưng “cây ngay không sợ chết đứng”, cô Hiền vẫn mạnh mẽ sống đúng với con người, không vì sự tác động khách quan đó mà thay đổi hay bó buộc cuộc sống của mình. Cô Hiền cũng là một người thức thời, những thay đổi hay bản chất thật sự của thời đại cô đều nắm bắt rõ, từ đó cô định hướng cho công việc, cuộc sống mình “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không nhục, nên tao chỉ cần đủ ăn…”, ta có thể thấy cô nhận thức được cả mặt hạn chế của xã hội thời kì đổi mới, nhận thức được đấy nhưng cô không chạy theo xu hướng, không uốn mình theo phong trào, cố tỏ ra nghèo khổ để thể hiện mình là người “công dân tốt của xã hội”.

Cô sống trước hết là vì mình, vì cuộc sống của cả gia đình mình, và cuộc sống ấy là hoàn toàn tự chủ“…Làm hoa giấy không thể làm giàu được nhưng rất đủ ăn, lại nhàn, không phải lo sợ gì…”. Cô Hiền là con người thức thời, nhạy bén nhưng cũng rất thực tế, ngay thẳng. Và sự ngay thẳng của cô còn thể hiện ra ngay trong lời góp ý với nhà văn Nguyễn Khải: “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng….”, chỉ cần một câu nói thôi nhưng ta nhận thức được ở cô Hiền một tư tưởng dân chủ, lối sống của những con người hiện đại, theo cô thì công việc trong gia đình bên cạnh trụ cột chính là người chồng thì những người vợ vẫn có quyền đóng góp, có quyền quyết định trước những vấn đề liên quan đến gia đình của mình, lời nói của cô là sự góp ý chân thành nhưng cũng là lời phê bình đối với sự gia trưởng của nhà văn “…người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”.

Cô Hiền là người đề cao những nguyên tắc, những chuẩn mực về đạo đức, và sự coi trọng, đề cao đó thể hiện ra ngay trong cách dạy dỗ của cô với những đứa nhỏ, khi chúng ngồi vào bàn ăn thì cô sửa cho từ cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh và cả cách nói chuyện trong bàn ăn. Và cô cũng răn lũ nhỏ “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Cô Hiền tuy không phải là người sống quá nguyên tắc, gia giáo nhưng những truyền thống lâu đời của người Hà Nội thì cô cũng nghiêm khắc dạy dỗ, vì đó là nét đẹp văn hóa song đồng thời cũng là phép tắc, cách ứng xử cơ bản của con người, mà theo cô thì dạy để chúng biết tự trọng, biết ý thức về bản thân để sau này có thể trở thành người có ích “…Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao là tùy…”

Tính cách, con người của cô Hiền được bộc lộ rõ nét qua tình huống người con trai của cô xung phong đi lính. Năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam đang diễn ra căng thẳng, Đảng và nhà nước huy động sức người cũng như sức của để chi viện cho miền Nam ruột thịt. Trước bối cảnh đó, người con trai cả của cô Hiền đã xung phong vào miền Nam làm nhiệm vụ, cô Hiền không hề chần chừ, lưỡng lự mà quyết định cho con đi ngay. Sự quyết đoán này không phải vì cô Hiền không thương con hay coi nhẹ những hi sinh nơi chiến trường mà đều xuất phát từ chính ý thức của một người công dân, một người mẹ mẫu mực. Cô cho đứa con đi lính là muốn nó có ý thức trước đất nước, biết sống tự trọng và là một người công dân sống có ích: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.

Từ khi đi lính thì không có bất kì tin tức gì thì người con thứ hai của cô cũng làm đơn xin tòng quân, nối tiếp chí hướng của người anh. Với tư cách của một người mẹ, cô Hiền không khỏi đau xót, thương tâm nhưng càng thương con thì cô càng muốn chúng sống đúng với bổn phận, với trách nhiệm của mình. Cô cũng ý thức được đất nước đang cần những sự hi sinh và bao thế hệ của con trai cô cũng đã đi lính, đã dâng hiến cho đất nước. Cô không ngăn cản chúng ra đi, vì như thế là ích kỉ khi bảo con mình tìm đường sống cho mình còn phó thác mọi trách nhiệm, hi sinh cho bạn bè cùng trang lứa “…Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó”.

Như vậy, ta có thể thấy nhân vật cô Hiền là một người thức thời, sâu sắc nhiều trải nghiệm. Qua những tình huống truyện đã làm nổi bật lên những phẩm chất đáng quý ở cô. Đó là một con người ngay thẳng, không sống giả dối, vụ lợi; là một con người đúng chuẩn của người Hà Nội – chuẩn mực, nề nếp. Với tư cách là một người công dân cô là một người công dân có trách nhiệm, còn với tư cách của một người mẹ cô thương con, biết cách dạy dỗ, giáo dục, không vì những tình cảm cá nhân và ngăn cản để con mình trở thành những người không có trách nhiệm, ý thức với đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 5

Nét đẹp của văn hóa kinh kì xưa và nay đã và đang làm rung động bao trái tim người nghệ sĩ, trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật của thơ văn, họa và nhạc… Nguyễn Khải cũng là một nhà văn nhiều duyên nợ với mảnh đất nghìn năm văn hiến ấy. Nhà văn từng tâm sự, ông đã sống với Hà Nội qua nhiều thời đoạn, nhiều chặng đường của hiện thực đất nước, “thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi…”. Đặc biệt, với Nguyễn Khải, Hà Nội đẹp nhất ở những con người hào hoa, có bản lĩnh, tinh tế trong ứng xử, nhưng cũng đầy nghị lực kiên cường, thiết tha yêu Thủ đô, đất nước thân thương. Cảm nhận đó của nhà văn được thể hiện tập trung trong nhân vật bà Hiền – một người Hà Nội.

Cũng như những người Hà Nội bình thường khác, bà Hiền đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái cốt cách người Hà Nội, cái bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội. Bà sống thẳng thắn, chân thành, giàu tự trọng. Nét đẹp của người Hà Nội ấy như bản chất tự nhiên bộc lộ ngay trong chính cuộc sống đời thường của một người vợ, người mẹ.

Là người phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời con gái giao du với nhiều văn nhân nghệ sĩ nhưng không chạy theo những tình cảm lãng mạn viển vông, bà Hiền “chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”. Người ta kinh ngạc vì nghĩ theo thói thường, còn bà Hiền không ham danh lợi, sự tính toán. Ông giáo tiểu học – mẫu người mô phạm, khiêm nhường – là mẫu người phù hợp với quan niệm của cô về tổ ấm gia đình – quan niệm chỉ có ở một người nghiêm túc với hôn nhân, đặt trách nhiệm “làm vợ”, “làm mẹ” lên trên mọi thú vui khác. Tình yêu của bà Hiền cũng là một tình yêu sáng suốt của người mẹ giàu tự trọng, biết nhìn xa trông rộng. Cái thời người Việt Nam thích đẻ nhiều con thì bà Hiền lại có cái quan niệm khác người – bà không tin “trời sinh voi sinh cỏ”, mà cho rằng con cái phải được nuôi dạy chu đáo để chúng có thể “sống tự lập”. Trong gia đình, bà Hiền luôn là người chủ động, tự tin vì bà hiểu rõ vai trò quan trọng của người vợ, người mẹ.

Trước ứng xử của một người cháu đối với vợ mà theo bà là sự “bắt nạt quá đáng”, bà thẳng thắn phê bình và bảo: “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Trong cách dạy con, bà dạy từ những cái nhỏ nhất. Chuyện ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh… chỉ là những chuyện vặt vãnh, nhỏ nhặt đối với nhiều người. Bà Hiền thì khác, bà coi đấy là văn hóa sống, văn hóa người, hơn thế, đấy là văn hóa của người Hà Nội. Bà nhỏ nhẹ nhắc nhở: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Cái “chuẩn” trong suy nghĩ của bà Hiền là “lòng tự trọng”. Lòng tự trọng không cho phép con người ta sống hèn nhát, ích kỉ. Khi được hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?”. Bà Hiền trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Và bà cũng lại chấp nhận khi em Dũng – con trai thứ hai của bà cũng muốn tiếp bước anh: “bảo nó đi tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Với bà Hiền, con người đánh mất lòng tự trọng thì chỉ còn cái chết – cái chết tâm hồn. Bà Hiền tôn trọng danh dự của con, hiểu con nên chấp nhận để con ra chiến trường nhưng bà không che giấu nỗi đau lòng, không vờ vui vẻ ồn ào. Với bà, đấy là quyết định thật khó khăn nhưng hợp lí. Đó cũng là một quyết định của “một người Hà Nội” thiết tha yêu đất nước.

Đặt tên truyện là Một người Hà Nội, có lẽ nhà văn Nguyễn Khải như muốn khắc đậm cái bản lĩnh, cốt cách của người Hà Nội. Người đọc nhận ra “chất Hà Nội” ở bà Hiền còn bởi cái nét văn hóa lịch lãm, sang trọng trong cách bài trí phòng khách cùa bà: vừa cổ kính, quý phái và tinh tế, “suốt mấy chục năm không hề thay đổi” – một không gian hẹp nhưng lưu giữ cái hồn của mảnh đất kinh kì. Cuộc sống biến động từng ngày, khó khăn theo những đổi thay khôn lường. Lối sống của một số người Hà Nội trong thời “kinh tế thị trường” khiến người ta – nhất là với những người yêu Hà Nội, không khỏi thất vọng (như những người mà nhân vật “tôi” quên đường phải hỏi thăm, anh chàng đi xe đạp, cô ca, gái anh bạn…). Nhưng với bà Hiền, không chỉ làm ấm lòng người được bởi chính nét đẹp mang cốt cách người Hà Nội cùa mình, bà còn xua đi cái ấn tượng “hơi nghiệt” của người cháu – của người đọc bằng thái độ ung dung, tự tại, bằng sự khôn ngoan sâu sắc của trí tuệ. Bà nói về luật tự nhiên, về niềm tin: Hà Nội “thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”, bà “khiêm tốn và rộng lượng”, hòa mình với cảnh sắc Hà Nội “trời rét, mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt”, bà đang lau chùi cái bát cổ để cắm hoa thủy tinh. Sự hài hòa đó là cái duyên riêng Hà Nội, nét quyến rũ cua Hà Nội khiến người xa Hà Nội phải kêu thầm “thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội”.

Tác giả gọi bà Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội. Nói đến hạt bụi – người ta liên tưởng tới sự bé nhỏ, tầm thường, ít ai nhận thấy và cũng chẳng có giá trị gì. Nhưng là hạt bụi vàng thì dù rất nhỏ bé, khiêm nhường nhưng lại mang giá trị quí báu – là tinh túy của giá trị cuộc sống. Bao nhiêu hạt bụi vàng sẽ hợp lại thành những “ánh vàng” chói sáng. Bà Hiền là một người Hà Nội bình thường, vô danh nhưng ở bà thấm sâu cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Những người Hà Nội như bà đã là “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đỏ ở mỗi góc phố Hà Nội”, tất cả đang “bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”.

Văn chương khắc họa lịch sử qua số phận cá nhân, trọng tâm phản ánh là con người, là đặc điểm, bản chất, cách ứng xử của con người trong những tình thế lịch sử nhất định. Một người Hà Nội là tác phẩm văn chương như thế. Nhân vật trung tâm là bà Hiền với những chặng đường đời song hành cùng những biến động lớn lao của đất nước. Nhà văn đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử. Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá, nhân cách là một công dân, bà chỉ làm những gì có lợi cho đất nước. Là một người Hà Nội, bà đà góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa – tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch của “người Tràng An”. Chất nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Khải chính là ở đó.

“Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”. Nhận xét này của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thật xác đáng, nhất là đối với truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 6

Nguyễn Khải là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm “Mùa lạc”,“Một chặng đường”,“Tầm nhìn xa”. Trước năm 1978, tác phẩm của Nguyễn Khải là cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ – mới, tốt – xấu, ta – địch. Từ năm 1978 trở về sau, tác phẩm của ông là cái nhìn trăn trở, chiêm nghiệm, cảm nhận cái hiện thực xô bồ, hối hả, đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc. Chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, quá khứ dân tộc, gia đình và sự tiếp nối thế hệ. Từ đó nhà văn khẳng định những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay. Nhân vật bà Hiền trong tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận ấy của nhà văn.

Tác phẩm “Một người Hà Nội” tiêu biểu cho các tác phẩm của Nguyễn Khải sau giai đoạn 1978, vẻ đẹp của hình tượng của cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt của Hà thành. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Khải đã nói lên biết bao nhiêu điều có tính triết lý về sự thay đổi của thời gian, không gian nhưng vẻ đẹp của con người và vốn văn hóa cùng tính cách người Hà Nội mãi là giá trị tinh thần không thay đổi.

Nhân vật cô Hiền vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan, thời trẻ là một thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, mở xalông văn chương để giao lưu rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành. Cô là con người trí thức, hiểu biết rộng, là con người có “bộ mặt tư sản”, một cách sống rất tư sản: “Ở trong một tòa nhà rộng, tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung đền Ngọc Sơn”. Cái mặc cũng sang trọng quá: “Mùa đông ông mặc áo Ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo Măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm”. Cái ăn cũng không giống với số đông: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, và từng người ngồi đúng chỗ quy định”. Đây là một lối sống nền nếp, lịch lãm, nhìn thì cứ ngỡ là tư sản nhưng thực chất cô Hiền không phải là tư sản bởi vì “Cô không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản”. Cô làm ăn lương thiện với cửa hàng hoa giấy do chính tay tự làm và các con phụ giúp. Trong quan hệ với người làm, chủ và tớ “dựa vào nhau mà sống”. Tình nghĩa như người trong họ. Đây chính là vẻ đẹp của người lao động chân chính, có nhân có nghĩa.

Vẻ đẹp của cô Hiền được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử. Nhân vật lại có những biểu hiện ứng xử thể hiện cá tính đặc biệt nhất quán. Khi hòa bình lập lại 1955, nhân vật “Tôi” từ kháng chiến trở về. “Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”. Người thì tìm những vùng đất mới để làm ăn, sinh sống. Riêng gia đình cô Hiền vẫn ở lại Hà Nội “Họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất khác”. Đây chính là sự gắn bó máu thịt, tình yêu của cô đối với Hà Nội. Hay sau kháng chiến chống Mỹ, mỗi bận nhân vật “tôi” từ Sài Gòn trở về Hà Nội, bà băn khoăn hỏi “Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá như thế nào, dân tình thế nào ?”. Cứ ngỡ đó chỉ là câu hỏi xã giao nhưng thực chất là chứa đựng tất cả những đau đáu, phấp phỏng và hi vọng về tương lai Hà Nội.

Nhân vật bà Hiền mang vẻ đẹp thanh lịch của người đất kinh kỳ. Đó là vẻ đẹp có trong bản thân nhân vật và được nhân vật không ngừng ý thức vun đắp. Đúng như câu ca xưa viết về con người Hà Nội:

“Chẳng thơm cũng thể hoa lài

Chẳng lịch cũng thể con người Tràng An”

Vẻ đẹp thanh lịch đó được thể hiện ở cách bà nuôi dạy con, uốn nắn cho chúng từ thói quen nhỏ nhất như cách cầm bát đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn, cách đi đứng… Điều này thật khác với cách sinh hoạt của gia đình nhân vật xưng tôi “Cứ việc sục muôi, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát mắng con cái, nhồm nhoàm, hả hê, không phải theo một quy tắc nào cả”. Với bà Hiền đây không phải là chuyện sinh hoạt vặt vãnh mà là văn hóa sống, văn hóa ứng xử của người Hà Nội: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng”. Bà còn nói làm người Hà Nội thì phải “biết lòng tự trọng, biết xấu hổ”. Đây không phải là biểu hiện của sự kỹ tính mà thể hiện nét tinh tế của một người có văn hóa.

Vẻ đẹp thanh lịch ấy còn thể hiện qua lối sống, qua những thói quen lịch lãm rất Hà Nội. Dường như sự lịch lãm ấy như dòng máu chảy trong huyết quản của bà qua bao thời gian. Thời thiếu nữ thì mở xalông văn chương, khi về già thì tĩnh tâm hưởng ngoạn cái đẹp, trang trọng giữa nhịp sống xô bồ, náo nhiệt với hình ảnh ngồi “Tỉa thủy tiên mỗi khi xuân về”, qua không khí căn phòng khách cổ kính, trang trọng với “Bình phong bằng gỗ chạm… Cái sập gụ chân quỳ … Cái lư hương đời Hán”. Tất cả đều tinh tế và quý phái đậm hồn Hà Nội.

Sau chiến tranh, giữa đời thường là vẻ đẹp của một bà Hiền bình dân như bao con người khác “Áo bông ngắn, quần thâm, đi dép hoặc đi guốc, khăn len buộc đầu”. Nhưng điều đáng quý ở bà là quan niệm sống “Xã hội lúc nào cũng phải có một gia tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị”. Đây là một quan niệm đẹp về cái chuẩn thanh lịch. Khác với kiểu buông tuồng. Bữa tiệc chiêu đãi hai anh lính từ chiến trường miền Nam trở về đã giúp tác giả nói lên được vẻ đẹp ấy, đó là vẻ đẹp thanh lịch đúng chuẩn của con người Hà Nội. “Các ông mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cổ thắt caravat, các bà lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc, đeo dây đi lại uyển chuyển”. Vẻ đẹp này không chỉ là vẻ đẹp một thời mà là cả một đời, nó sẽ là vẻ đẹp trầm tích văn hóa cho một thời vàng son của lịch sử.

Ngoài vẻ đẹp thanh lịch quý phái, ở bà còn toát lên vẻ đẹp của bản lĩnh cá nhân, bản lĩnh sống của người Hà Nội, hiểu biết, nhận thức về cuộc sống hết sức thực tế. Là người phụ nữ nhưng bà mạnh mẽ, chủ động, tự tin, dám là chính mình. Trong hôn nhân bà chủ động lấy một ông giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ. Bà nào chọn ai trong số đám văn nhân một thời vui chơi ? Sự kiện ấy làm cả Hà Nội “kinh ngạc”. Bà tính toán việc sinh con đẻ cái sao cho hợp lý, đảm bảo tương lai con cái. Nếu trong thời kỳ phong kiến vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ thì trong xã hội hôm nay, bà Hiền luôn đề cao người phụ nữ “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Bà cũng quyết định luôn cái kinh tế gia đình trong cái buổi giao thời đầy phức tạp. Ông chồng định mở tiệm máy in trong khi nhà nước đang có ý “không thích cá nhân làm giàu”. Bà nhanh chóng cản ngăn “Ông muốn làm ông chủ ở cái chế độ này à?”. Đây chính là cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của con người biết nhìn xa trông rộng.

Bản lĩnh ở bà còn là tính thẳng thắn. Bà bày tỏ rất thẳng nhận xét của mình về cuộc sống với bao vấn đề. Theo bà “Chính phủ can thiệp quá nhiều vào việc của dân quá, nào là phải tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối”. Bà cũng nhận ra cái gì đó không phù hợp trong cách nghĩ “không thích cá nhân làm giàu”. Đây chính là thái độ nói thẳng nói thật của con người trung thực, có cái nhìn sâu sắc với thời cuộc.

Vẻ đẹp của bà Hiền còn là vẻ đẹp của một nhân cách sống cao thượng, vẻ đẹp của con người Hà Nội luôn coi lòng tự trọng là thước đo phẩm giá của mình. Lòng tự trọng ấy được thể hiện rõ nét nhất qua câu chuyện của bà về hai người con đi bộ đội. Khi anh Dũng xin đi bộ đội vào Nam chiến đấu, bà nói với nhân vật “tôi”: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến lượt thằng con thứ hai lên đường bà cũng nói “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Bà muốn sự công bằng như bao bà mẹ khác “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”. Là người mẹ ai mà không yêu con, không muốn con gặp gian nguy, bất trắc nhưng ở đây bà Hiền muốn dạy con đừng bao giờ sống đớn hèn, sống bám vào sự hi sinh của người khác là sống đáng hổ thẹn. Lòng tự trọng không cho phép con bà sống hèn nhát, ích kỷ. Ở đây bà còn hiện lên vẻ đẹp của người mẹ thời chiến có ý thức trách nhiệm với đất nước với dân tộc, biết sẻ chia trước đau thương mất mát của biết bao người mẹ khác. Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng. Ở bà Hiền, lòng tự trọng của cá nhân đã hòa vào lòng tự trọng của dân tộc. Đây là một cách ứng xử rất nhân bản.

Bà còn là con người luôn lưu giữ những niềm tin vào cuộc sống. Dù sống trong cơn lốc thị trường làm xói mòn đi nếp sống của người Hà Nội ngàn năm văn vật nhưng nó không làm lay chuyển được ý thức của con người luôn tin vào giá trị văn hóa bền vững của Hà Nội không thể mất đi. Bà quan niệm rằng “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổi”. Đấy chính là niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền. Nhà văn còn đem hình ảnh cây si cổ thụ vào phần cuối của truyện với thái độ ngợi ca nhân vật với sự trân trọng những giá trị tâm linh. Cây si bật gốc đổ lên mái đền Ngọc Sơn nhưng nhờ vào tình yêu và niềm tin của con người mà nó đã sống lại. Sự sống lại cây cổ thụ là niềm lạc quan tin tưởng của tác giả vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội. Những giá trị văn hóa bền vững sẽ không mất đi, nhà văn ao ước những giá trị ấy sẽ hóa thân vào hiện tại “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ lung linh chói sáng những ánh vàng”.

Làm nên thành công của tác phẩm nói chung và xây dựng nhân vật bà Hiền nói riêng là nhờ vào ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc, có tính cá thể hóa. Nhà văn ít miêu tả, chủ yếu là kể, kể bằng quan sát, phân tích và bình luận sắc sảo giàu ý nghĩa. Giọng điệu trần thuật mang tính trải đời, tự nhiên, trĩu nặng suy tư, giàu chất khái quát, đa thanh, mang đậm yếu tố tự truyện qua “cái tôi”, (giọng kể tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự nhiên tăng tính chân thật, khách quan.)

Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 7

Nguyễn Khải được coi là cây bút khá nổi tiếng của văn xuôi nước ta từ sau rách mạng tháng Tám. Những sáng tác văn chương của Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá chân thật quá trình vận động của cả nền văn học từ thời chiến tranh sang thời hòa hình. Trong những sáng tác trước năm 1977, Nguyễn Khải chủ yếu quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị. Và những sáng tác của ông từ năm 1978 về sau ông lại quan tâm nhiều hơn về cuộc sống đời thường. Ông đi sâu phản ánh và phân tích những diễn biến tâm lí khá phức tạp nhưng rất hợp lí của con người trong thời đại sau chiến tranh. Một người Hà Nội rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi là một tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Trong truyện Một người Hà Nội Nguyễn Khải đã xây dựng khá thành công hình tượng nhân vật bà Hiền – một nhân vật khá tiêu biểu cho người Hà Nội.

Một người Hà Nội nói riêng và cả tập truyện Hà Nội trong mắt tôi nói chung là chứa đựng một tình yêu sâu nặng với Hà Nội với những hiểu biết sâu sắc và tinh tế của Nguyễn Khải về nét đẹp của cảnh vật và con người Hà Nội. Cô Hiền xuất thân từ một gia đình giàu có, lương thiện, có học thức, yêu thích thơ văn. Cô Hiền đẹp, thông minh, được bố mẹ cho phép mở phòng tiếp khách văn chương, vẻ đẹp của cô Hiền là một vẻ đẹp khá toàn diện được tác giả thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, từ cách chọn người bạn trăm năm đến việc thu xếp việc nhà, sinh con và răn dạy con cái.

Về hôn nhân, cô Hiền đã vượt qua thói thường tình của con người, cô không ham danh, hám lợi, không cơ hội, không lính toán. Cô có một quan điểm rất nghiêm túc đúng đắn về hôn nhân. Là một phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời còn con gái tiếp xúc nhiều với những văn nhân nghệ sĩ, nhưng cô lại không sống theo lối sống lãng mạn, viễn vông. Cô cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ, văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ. Cô chọn người bạn đời của cô cũng không phải là một ông quan nào mà là một ông giáo cấp tiểu học, hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Cô Hiền luôn đặt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ lên trên mọi thú vui khác. Cô coi việc phụng dưỡng chồng, chăm sóc cho chồng con là một niềm vui, là niềm hạnh phúc của cô. Trong việc quản lí gia đình cô Hiền luôn là người chủ động, tự tin và xác định rõ vai trò quan trọng của người vợ trong gia đình. Theo cô “Người đàn bà không làm nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Vì vậy mà cô Hiền đã phê phán cái thói “bắt nạt vợ” quá đáng của người cháu. Cô là một người sớm có nhận thức về “bình đẳng nam nữ”.

Về việc dạy con, cô Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những chuyện sinh hoạt hàng ngày trong gia đình như cách ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh … vì cô cho đó là một hình thức văn hóa: văn hóa ẩm thực, văn hóa sống … và hơn nữa, đó là văn hóa của người Hà Nội. Theo cô, người Hà Nội phải sống cho thật chuẩn mực: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.

Về việc sinh con, cô Hiền cũng có quan điểm rất tiến bộ so với những người đương thời. Cái thời mà người ta thích đẻ nhiều để sau này có “con đàn, cháu đống” cho vui cửa, vui nhà và họ coi đó là niềm hạnh phúc. Họ thích đẻ nhiều mà ít quan tâm đến việc nuôi nấng và giáo dục con cái đến nơi đến chôn vì họ cứ theo cái quan niệm cũ: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Cũng ở vào cái thời đại đó nhưng cô Hiền lại có một nhận thức đúng đắn, tiến bộ. Cô không tin vào việc “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, và cô có một quyết định khá dứt khoát: chấm dứt việc sinh đẻ vào năm bốn mươi tuổi, để có điều kiện nuôi dạy con cái một cách chu đáo để chúng có thể “sống tự lập”, không bị lệ thuộc, sống có nhân, cách. Tình yêu thương con của cô Hiền là một thứ tình cảm sáng suốt của một người mẹ có nhân cách, giàu lòng tự trọng, có suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn, có tầm nhìn sâu rộng.

Một nét đẹp ở cô Hiền mà khiến chúng ta phải khâm phục và trân trọng đó là “lòng tự trọng“ rất cao cả của cô. Lòng tự trọng không cho phép con người ta sống ích kỉ và hèn nhát. Chính vì có lòng tự trọng cao nên cô Hiền bằng lòng cho đứa con trai lớn của mình là Dũng đi chiến đấu mặc dầu lòng cô đau đớn lắm vì cô “không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”. Tiếp đến, cô Hiền cho đứa em Dũng tiếp bước anh mình “bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Lòng tự trọng ấy cũng chính là lòng yêu nước, ý thức cộng đồng thâm trầm, sâu sắc mà không cần ồn ào của cô Hiền.

Cô Hiền là một người sống chuẩn mực có bản lĩnh, tự tin ở chính mình. Cô Hiền có cách sống và vẻ bề ngoài có vẻ tư sản nhưng không hề bị đi học tập cải tạo vì cô chẳng hề bóc lột ai, cô chỉ sống bằng cái nghề làm hoa giấy. Cô Hiền là một con người mang đậm chất Hà Nội. Chất Hà Nội của cô Hiền được thể hiện qua cách sống lịch lãm, sang trọng của cô. Điều này được thể hiện rất rõ ngay trong phòng khách của cô. Phòng khách của cô như lưu giữ cái hồn Hà Nội: cổ kính, quý phái và tinh tế mà “suốt mấy chục năm không hề thay đồi”. Chất Hà Nội của cô Hiền được thể hiện qua thái độ ung dung, tự tại trước những biến động của thời cuộc: cô không hề lo sợ trước sự thắng lợi của cách mạng và cũng không tỏ ra mừng vui quá mức. Câu trả lời của cô trước câu hỏi hơi nghiệt của đứa cháu:

– “Tại sao cô không phải học tập cải tạo. Cô giấu cũng tài nhỉ ?”

– “Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được. ”

Hoặc:

– “Nước độc lập vui quá cô nhỉ”

– “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?” đã thể hiện khá rõ chất ung dung tự tại của cô Hiền.

Hơn thế nữa, chất Hà Nội ở cô Hiền còn được thể hiện qua sự khôn ngoan, sâu sắc của trí tuệ như việc cô nói về lẽ tuần hoàn: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được’’, hoặc việc cô bộc lộ niềm tin vào tương lai vào cái đẹp của Hà Nội vẫn tồn tại vĩnh viễn, dẫu mỗi thời điểm cái đẹp có khác nhau: “Mỗi thế hệ điều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”.

Nhìn chung lại, ta thấy cô Hiền là một người phụ nữ không những có nhan sắc mà còn có một vẻ đẹp tâm hồn rất lớn. Cô Hiền là một người phụ nữ mẫu mực rất yêu chồng và thương con, có lòng lự trọng cao, có nhiều quan điểm rất tiến bộ như trong việc sinh con, giáo dục con, sống chuẩn mực, lịch lãm, điền đạm, luôn giữ phong cách của một người Hà Nội và rất yêu Hà Nội, tin tưởng vẻ đẹp của Hà Nội không bao giờ mất đi. Hay nói một cách khác cô Hiền là một người tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Hà Nội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 8

Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải đã xuất phát từ gốc nhìn văn hóa, khắc phục bệnh sơ lược một chiều trong cách nhìn con người cá nhân của văn học giai đoạn trước đó.

Trong Một người Hà Nội, Nguyễn Khải viết bằng sự trải nghiệm của chính ông, một người gắn bó Hà Nội, am hiểu sâu sắc nếp sống thanh lịch Tràng An từ chính gia đình ông. Nhân vật bà Hiền là một gương mặt đặc biệt mang những tính cách Hà Nội đậm nét. Một con người đã chứng kiến những thay đổi trong suốt những năm tháng Hà Nội chuyển mình từ xã hội tư sản trước Cách mạng thành Hà nội theo mẫu hình xã hội chủ nghĩa. Những cơn trở dạ của lịch sử đã hằn dấu vào tâm tư những người Hà Nội với tất cả những tác động vào nếp sinh hoạt, nhưng dường như nét “bảo thủ” trong tâm hồn Hà Nội không dễ gì chấp nhận sự thay đổi phá vỡ đi nếp sống ngàn năm văn vật. Biệt tài của Nguyễn Khải dường như phát huy rất rõ nét trong tác phẩm này, đó là khả năng lí giải những biến chuyển trong tâm hồn, lí giải mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh.

Nhưng có thể thấy sự khác biệt trong cách lí giải của nhà văn từ Mùa lạc viết những năm 1958 – 1960 đến Một người Hà Nội viết vào thập kỉ 90. Nhân vật chị Đào trong Mùa lạc là con người hòa nhập vào hoàn cảnh cuộc sống mới, vượt qua những mặc cảm thân phận, lột xác hồi sinh, từng bước hòa nhập với cộng đồng. Còn ở Một người Hà Nội, bà Hiền xuất hiện trong tác phẩm là một người dường như không dính dáng những biến động chính trị, nhưng vẫn chịu sự tác động cùa hoàn cảnh môi trường. Đặt vào bối cảnh đầy biến động của lịch sử, người phụ nữ ấy vẫn giữ nếp nhà như một cách ứng xử “dĩ bất biến ứng vạn biến”, giữ vẹn cốt cách người Hà Nội. Cùng với thời gian, sự lịch lãm dường như ià tích tụ tinh hoa con người Hà thành này. Con người trong tác phẩm không nhẹ dạ, cả tin, xôc nổi, sông theo phong trào và cũng không quay lưng với xã hội, sông một cách tỉnh táo cân nhắc.

Nguyễn Khải đã lí giải tính cách đặc biệt của bà Hiền từ gốc gác gia đình, miêu tả một cách tỉ mẩn nếp ăn, ở, sinh hoạt mang theo phong thái kiểu cách, sang trọng, luôn đề cao nếp nhà. Nhân vật có lí lịch phức tạp: vừa phong kiến, vừa có hơi hướng tư sản. Nếu xét theo tiêu chí thành phần, thì bà Hiền lại có gốc gác lao động mà nên, mà giàu có một cách lương thiện, một lí lịch rối rắm đến nỗi con cháu trong nhà cũng coi bà là tư sản, một thành phần cần phải lánh xa trong xã hội mới nếu không muốn chốc lấy phiền toái. Vậy mà, một nhân vật đã từng giao du với giới văn nghệ sĩ Hà thành nổi tiếng lịch lãm và tài hoa từ khi còn trẻ, đến lúc lập gia đình lại gắn cuộc đời với một ông giáo tiểu học, âu cũng là sự khác lạ trong tính cách, trong quan niệm về tình yêu và hôn nhân. Bà Hiền là một kiểu người hoàn toàn không thích hợp với dòng văn học ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trước kia, nhưng hoàn toàn không phải là một loại nhân vật trở thành đối tượng phê phán của Nguyễn Khải như “cái thời lãng mạn”.

Sống trong môi trường xã hội mới, khi những làn sóng quy chụp lí lịch thành phần, sự đề cao đấu tranh giai cấp luôn là nỗi ám ảnh, tác động vào những người trong gia đình: “Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của giai cấp tư sản”, “đã là tư sản thì không thể tin cậy được”, thì bà vần sống một cách đàng hoàng, sang trọng bởi bà tin tưởng: “Tao có bộ mặt tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được.” Đó là thái độ bình thản trước hoàn cảnh, bất chấp mọi sự nghi kị thành kiến. Không hẳn mọi tính cách Hà Nội đều là những gía trị, nhưng nhà văn đã khai thác vào mối quan hệ con người hoàn cảnh theo một cách nhìn mới, không ngần ngại chỉ ra những nét ấu trĩ trong quan niệm của một thời, chẳng hạn cách thích nghi hoàn cảnh chế độ mới, từ chồng đến con bà Hiền đều gọi ‘’đồng chí” với người cháu đến thăm nhà. Hay cái thái độ ứng xử nhằm “thích ứng” của bà Hiền cũng được diễn tả một cách rõ ràng và táo bạo: “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục,nên tao cũng chỉ cần đủ ăn”.

Những câu văn như thế trong Một người Hà Nội là một minh chứng cho sự thay đổi trong quan niệm về con người, của một xu hướng nói thẳng nói thật của văn học thời đổi mới, mà một cách nhìn như vậy trước kia sẽ dễ bị các nhà phê bình quy chụp cho là “mất lập trường”. Nhân vật bà Hiền là một mẫu hình của người Hà Nội với tất cả sự lịch lãm khôn ngoan nhưng không đến nỗi lạnh lùng duy lí: “Mọi sự mọi việc đều được các bà ấy tính toán trước cả. Và luôn luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, tính thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mơ mộng vớ vẩn. Đã tính là làm, đã làm là không thèm đế ý đến những đàm tiếu của thiên hạ. Đó là cách sống biết rõ giá trị và khả năng của mình, nhưng không phái là lối sống ích kỉ, bo bo vun vén cho riêng mình theo chủ nghĩa cá nhân tư sản hoàn toàn.

Nhà văn còn khai thác nét tính cách nhân vật khi đặt vào trong những giờ phút trọng đại có ý nghĩa sống còn với dân tộc để người đọc biết đến một sự thực tâm hồn những người mẹ trong thời chiến tranh. Trong văn học trước 1975, có lẽ những hoàn cảnh tiễn người thân ra trận sẽ được khai tác tập trung vào cảm hứng sử thi, ca ngợi hình ảnh người ra đi tươi vui, người ở nhà tin tưởng và lời hẹn trở về trong chiến thắng vinh quang. Nguyễn Khải đã không diễn tả theo đường mòn cũ mà cho chúng ta nhìn thấy một sự thật về con người trong thời chiến. Người mẹ ấy đã chấp nhận cho đứa con đầu ra mặt trận, trong một tâm trạng thật dặc biệt như bao bà mẹ khác. Khi người cháu hỏi: “Có bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?”, bà đã nói ra một sự thật: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cùng là biết tự trọng”. Xét cho cùng, đó cũng là lòng tự trong của một người mẹ, của một người ý thức rõ trách nhiệm công dân của mình trong thời điểm “ những năm đất nước có chúng một tâm hồn, một gương mặt”.

Không chỉ có vậy, cả người con trai thứ hai hừng hực khí thế thanh niên thời đại đòi lên đường, bà cũng có một cách ứng xử thể hiện rõ phẩm cách người mẹ thời chiến dưới một góc nhìn mới, mà còn thấy được sự ảnh hưởng làn truyền thế hệ, khi lòng tự trọng dân ta đã hòa quyện niềm từ hao nếp nhà, để những đứa con sống xứng đáng với niềm tự hào của me. Cái tinh tế trong đời sống tình cảm của người Hà Nội chính là thái độ biết chia sẻ đau thương mất mát của người me khác. Trong giờ phút hân hoan mừng chiến thắng, điều xúc động chính là nỗi đau thấm thía được phát biểu qua câu nói của Dũng – con bà Hiền, người lính can trường trở về trong vinh quang những hiểu rõ giá trị của sự hi sinh, khí 660 người trai Hà Nội ra đi chỉ trở về hơn 40 người, khi người bạn than nằm lại chiến trường ngay trước giờ chiến thắng: “ Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hi sinh, mà bạn của còn mình lại vẫn còn sống, sống đến bây giờ, đến hôm nay”. Đó là giá trị nhân bản của cuộc chiến đấu, được tính bằng máu !. Không thể vì niềm hân hoan hội ngộ, vih quang chiến thắng mà được phép quên đi! Nguyễn Khải đã khai thác vào một góc khuất của chiến tranh mà trước đó văn học ta mới chỉ khai thác cái hung tráng mà chưa nói nhiều về bi kịch của từng gia đinh, từng số phận trong chiến tranh. Vào thời điểm ấy, cách nhìn của nhà văn đã có sự chuyển hướng so với văn học giai đoạn trước, hướng đến với cái bình thường.

Bà Hiền đã giữ nếp nhà bất di bất dịch trong suốt một đời người. Đó thực chất là cái mà nhà văn đã từng tâm niệm: “Nói cho cùng, để sống được hang ngày tất nhiên phải nhờ vào những giá trị tức thời”. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững. Giá trị văn hóa ấy kết tụ trong một người phụ nữ vô danh, bình thường cũng đã kết tụ tầng sâu văn hóa đất kinh kì xưa. Ngay cả khi con lốc dữ dội của nền kinh tế thị trường làm xói mòn đi nếp sống của Hà Nội ngàn năm văn vật thì cũng không thể làm lay chuyển ý thức của những con người luôn tin vào giá trị văn hóa bền vững của Hà Nội không thể mất đi. Chỉ ra những nét tính cách phức tạp nhưng hết sức hợp lý của một người phụ nữ bình thường, Nguyễn Khải đã đề cao nét đẹp văn hóa Hà Nội ẩn chứa trong nhân vật bà Hiền. Từ lời ăn tiếng nói. Cách giáo dục con cháu thể hiện sự nền nã và nghiêm khắc: “Nói cho cùng, để sống được hang ngày tất nhiền phải nhờ vào những giá trị tứ thời”.

Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững”. Giá trị văn hóa ấy kết tự trong một ngời phụ nữ vô danh, bình thường cũng dã kết tụ tầng sau văn hóa đất kinh kì xưa. Ngay cả khi cơn lốc dữ dội của nền kinh tế thị trườg làm xói mòn đi nếp sống của Hà Nội ngàn năm văn vật thì cũng không thể làm lay chuyển ý thức của những con người luôn tin vào giá trị văn hóa bền vững của Hà Nội không thể mất đi. Chỉ ra những nét tính cách phức tạp nhưng hết sức hợp lí của một người phụ nữ bình thường. Nguyễn Khải đã đề cao nét đẹp văn hóa Hà Nội ẩn chứa trong nhân vật bà Hiền. Từ lời ăn tiếng nói, cách giáo dục con cháu thể hiện sự nền nã và nghiêm khắc: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói nàng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng (…) Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống sao thì tùy”, đến cách sống biết tổ chức trật tự và làm sang trọng con người: từ ăn, mặc, ở hàng ngày đến những thú chơi tỉ mẩn gọt cú thúy tiên đón giao thừa cùa người Hà Nội xưa từng được Nguyễn Tuân ca ngợi, bà Hiền là biểu tượng không chỉ của một thời vàng son đã qua của Hà Nội mà còn là hiện thân của văn hóa Tràng An đứng vững trong bao đảo điên thường nhật.

Có thể tính cách bà Hiền còn những điều phải bàn cãi để đi đến một sự nhận diện có tiểu biểu cho tính cách người Hà Nội gốc hay không, nhưng như nhà văn khẳng định: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thể. Thời nào nó cũng đẹp – một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”. Không những thế, nó còn bày tó thái độ ca ngợi con người biết trân trọng những giá trị tâm linh, như cây si cổ thụ đền Ngọc Sơn vẫn vững chãi qua thời gian. Dẫu có lúc bị bật gốc, nhưng nhờ những con người còn biết lưu giữ những giá trị đích thực cùa quá khứ mà cây cổ thụ đã được hồi sinh. Những giá trị văn hóa bền vững không bao giờ mất đi, mà như nhà văn ước ao những giá trị ấy sẽ hóa thân vào hiện tại: Bà già vần giói quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”.

Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải đã xuất phát từ gốc nhìn văn hóa, khắc phục bệnh sơ lược một chiều trong cách nhìn con người cá nhân của văn học giai đoạn trước đó. Điều đó làm nên khuynh hướng sáng tác chủ đạo của Nguyễn Khải trong thời đối mới, bộc lộ một thái độ tỉnh táo điềm tĩnh của nhà trong việc soi chiếu vào những góc ngách đời thường muôn mặt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 9

Nguyễn Khải là nhà văn hiện đại xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm của ông chủ yếu viết về đề tài nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. Ông để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết. Truyện ngắn của Nguyễn Khải được đặc trưng bởi lối viết truyện ngắn không có cốt truyện, Một người Hà Nội là truyện ngắn đi theo hướng ấy, hướng của một truyện ngắn không có cốt truyện và nhân vật không hẳn là hình thành trong những tình huống hay xung đột nội tâm. Cô Hiền được coi là một nhân vật chính của truyện ngắn này, khi bàn về nhân vật có ý kiến cho rằng: “ Qua nhân vật cô Hiền nhà văn Nguyễn Khải đã khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội”.

Truyện ngắn “Một người Hà Nội” là truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Khải phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. Khi xây dựng truyện ngắn này, phải chẳng nhà văn muốn định hình một phong cách sống, một thứ nền nếp, gia phong của người Hà Nội cũng là một sự sàng lọc của thời gian để cái còn lại là những tinh chất, những phẩm chất vượt trội, “ Những hạt bụi vàng” để rồi cả Hà Nội. cả đất kinh kì “chói sáng những ánh vàng” như một niềm tự hào hãnh diện về dân tộc Việt Nam? Cô Hiền là một nhân vật được xây dựng để hoàn thành sứ mệnh cao cả ấy. Đó là một người phụ nữ với phong cách đạo lí vừa triết lí một tính cách vừa thiết thực cũng lại rất đỗi hào hoa xoay quanh những mối quan hệ của nhân vật về gia đình, người thân, đất nước, bạn bè,……ở nhiều thời điểm cả quá khứ, hiện tại, và tương lai.

Cô Hiền sinh ra trong một gia đình lương thiện, khá giả, được dạy dỗ đàng hoàng, từ nhỏ cô đã là một người con gái xinh đẹp, lớn lên cô trở thành một thiếu nữ Hà Thành, vẫn đầy đủ những nét xinh xắn và vẻ thông minh, sâu sắc của người thiếu nữ ngày nào. Cô là con người trí thức, hiểu biết rộng và còn tự mình mở được một xa lông văn chương, thế giới mà cô tiếp xúc cũng chính là toàn bộ những con người thuộc thế giới thượng lưu, văn nghệ sĩ Hà Thành.

Qua mỗi thời kì, cô Hiền đều có cho mình những thái độ, cách hành xử phù hợp và thể hiện được những nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Sau năm 1954 hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhân vật “ Tôi” từ chiến trường trở về, Hà Nội nhỏ và vắng hơn trước, bởi rằng, những người vốn sống ở Hà Nội trước đây thì giờ đều chuyển đi những vùng đất mới để làm ăn sinh sống và lập nghiệp. Nhưng, cô Hiền thì lại khác cô vẫn không rời xa Hà Nội, không sinh cơ lập nghiệp ở vùng khác. Phải chăng đây chính là sự gắn bó máu thịt của một con người với vùng đất chôn rau cắt rốn của họ? Sợi dây gắn kết ấy phải có lẽ được tạo ra bởi chính tình yêu của cô đối với Hà Nội.

Mỗi khi nhân vật “ tôi” về thăm Hà Nội, cô luôn băn khoăn hỏi “Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá như thế nào, dân tình thế nào ?”. Câu hỏi ấy tưởng như một câu hỏi xã giao đơn thuần, nhưng thực chất thì lại không phải thế! Ngay trong câu hỏi đã ẩn chứa một nỗi niềm đau đáu, phấp phỏng và tràn đầy hi vọng của một người phụ nữ về vùng đất mà mình yêu mến. Cô Hiền mang vẻ đẹp thanh lịch, nhã nhặn của người Hà Nội, một vẻ đẹp mà nhân vật ấy không ngừng xây đắp và luôn luôn có ý thức đề cao. Người xưa đã có câu:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Vẻ đẹp thanh lịch đó thể hiện qua cách cô hiền dạy dỗ và uốn nắn những đứa con của mình. Trong ăn uống, từ cách cầm bát đũa, cách lấy canh, nói chuyện trong bữa ăn, ….đều được cô hướng dẫn tỉ mỉ cẩn thận. Cách ăn uống của gia đình cô Hiền được đặt trong sự đối sánh với cách ăn uống của gia đình nhân vật “tôi” đó là “Cứ việc sục muôi, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát mắng con cái, nhồm nhoàm, hả hê, không phải theo một quy tắc nào cả”. Cách ăn uống ấy chính là biểu hiện của một trong những nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, những giá trị văn hóa được lưu giữ và phát triển cho tới ngày hôm nay.

Bên cạnh cách ăn uống, còn là cách đi đứng, nói năng sao cho chuẩn mực, không tùy tiện buông tuồng và đặc biệt là “ Biết lòng tự trọng, biết xấu hổ.” Sự thanh lịch, những thói quen lịch lãm như dòng máu luôn chảy trong người cô, dù cho giữa nhịp sống xô bồ nhộn nhịp thì những thói quen ấy vẫn luôn giữ cho tốt tất cả những điều này.

Ngoài những nét thanh lịch, ở cô Hiền còn toát lên vẻ đẹp của bản lĩnh cá nhân, bản lĩnh sống của người Hà Nội, cô có cho mình hiểu biết nhận thức rất thực tế về cuộc sống. Là người phụ nữ nhưng cô luôn khẳng định được vai trò “nội tướng” của mình, luôn chủ động, tự tin, mạnh mẽ, dám làm dám là chính mình. Việc cô Hiền lấy chồng là một ông giáo tiểu học, hiền lành chăm chỉ, sự kiện ấy khiến cả Hà Thành kinh ngạc. Chuyện sinh con đẻ cái cũng vậy, cô tính toán chuyện sinh con sao cho hợp lí và có thể nuôi dạy chúng cho tốt đến khi chúng trưởng thành. So sánh với thời kì phong kiến, hoặc không ít những người phụ nữ ngay trong thời đại của cô, họ là phái yếu luôn bị xã hội khinh rẻ, coi thường thì cô Hiền lại luôn thể hiện ngược lại. Người phụ nữ ấy quyết định nhiều việc trong gia đình, ngay cả vấn đề kinh tế cũng vậy, khi chồng bà định mua máy in, cô đã phân tích cho ông hiểu và thuyết phục thành công người chồng của mình. Như vậy người ta nhìn thấy được ở cô Hiền còn chính là cái nhìn bao quát và toàn diện, sự sâu sắc và thấu đáo trong tất cả những vấn đề của cuộc sống.

Cô Hiền còn là một người phụ nữ đầy bản lĩnh, tính tình thẳng thắn. Cô đưa ra quan điểm của mình về việc Chính phủ can thiệp quá sâu vào đời sống của người dân, “Chính phủ can thiệp quá nhiều vào việc của dân quá, nào là phải tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối”. Sự thẳng thật với chế độ với thời đại, chính là thái độ thẳng thắn, trung thực của con người Hà Nội.

Lòng tự trọng, nhân cách cao thượng của cô Hiền thể hiện rõ qua việc cô cho những đứa con của mình đi bộ đội. Khi đứa con trai đầu – “ Dũng” xin đi bộ đội vào Nam chiến đấu bà nói với nhân vật “tôi” : “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến lượt thằng con thứ hai lên đường cô cũng nói “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Đó chính là một lối sống cao thượng, không thấp hèn, bám vào sự hi sinh của người khác, sống hổ thẹn với lương tâm. Ở đây cô còn hiện lên vẻ đẹp của người mẹ thời chiến có ý thức trách nhiệm với đất nước với dân tộc, biết sẻ chia trước đau thương mất mát của biết bao người mẹ khác. Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng. Ở cô Hiền, lòng tự trọng của cá nhân đã hòa vào lòng tự trọng của dân tộc. Đây là một cách ứng xử rất nhân bản.

Đặc biệt, cô Hiền luôn luôn tin tưởng vào những giá trị văn hóa bền vững của con người Hà Nội. Mỗi thời đại, mỗi vẻ đẹp riêng, đều có những nét đẹp không bao giờ đổi thay. Hình ảnh cây si cổ thụ xuất hiện ở cuối truyện đã khẳng định rằng, niềm tin và tình yêu, những giá trị tinh thần chính là liều thuốc quan trọng để lưu giữ và làm sống dậy những gì tưởng chừng như đã mất. Sự sống lại của cây cổ thụ là niềm lạc quan tin tưởng của tác giả vào sự phục hồi của những giá trị văn hóa truyền thống Hà Nội. Những giá trị văn hóa bền vững sẽ không mất đi, nhà văn ao ước những giá trị ấy sẽ hóa thân vào hiện tại “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì…”

“Qua nhân vật cô Hiền nhà văn Nguyễn Khải đã khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội”. Nhận định như một lời nhận xét chính xác và đầy đủ nhất về vẻ đẹp của con người Hà Nội trong mọi thời đại, thời nào cũng vậy, con người nơi đây luôn lưu giữ, duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp. Cô Hiền – nhân vật chính của thiên truyện chính là một người như thế, một con người sắc sảo đến khôn ngoan, trải đời đến già dặn, nhưng cô cũng là một người bộc trực vô tư. Đối với đất nước và cách mạng, cô có quan niệm khá rạch ròi, với cuộc sống bản thân và gia đình, người phụ nữ ấy cũng nuôi dưỡng cho mình những quan niệm rất độc đáo và thông minh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” số 10

Nguyễn Khải bắt đầu viết văn từ năm 1950 cho đến những năm đầu thế kỉ XXI hôm nay. Trước đây, truyện ngắn Nguyễn Khải là cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, đơn chiều, nhà văn luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ – mới, tiến bộ – lạc hậu, tốt – xấu, ta – địch… qua đó khẳng định xu thế vận động từ bóng tối ra ánh sáng của cuộc sống mới, con người mới.

Bước sang thời kì đổi mới, cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải là một cái nhìn đầy trăn trở, suy nghiệm, cảm nhận hiện thực xô bồ, hối hả, đầy biến động, đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc, chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội, lấy việc khám phá con người làm trung tâm. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và sự tiếp nối thế hệ, để rồi cuối cùng bao giờ cũng khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay. Một người Hà Nội là truyện ngắn tiêu biểu cho hướng sáng tác đó.

Câu chuyện có thể tóm tắt như sau. Nhân vật “tôi” giới thiệu về cô Hiền, người họ hàng, nêu ấn tượng chung về gia đình cô Hiền, một gia đình mà từ nhà cửa cho đến nghề nghiệp, ăn mặc, lối sống đều cho thấy “đích thị là tư sản”. Tiếp đó là những hồi tưởng về sự giàu sang phú quý của những người trong dòng họ cô Hiền thời trước khi hòa bình lập lại năm 1954. Sau hòa bình lập lại, nhân vật “tôi” từ chiến khu về Hà Nội. Người lính cách mạng thấy người dân Hà Nội đang thích ứng dần với cuộc sống mới. Cô Hiến nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh. Đến thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Cô Hiền tìm việc làm phù hợp với chủ trương, chính sách của chế độ mới, khéo léo chèo chống con thuyền gia đình vượt qua sóng gió.Khi miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ, cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Người con trai đầu của có tình nguyện đi bộ đội đánh Mĩ. Người em kể cùng làm đơn tòng quân theo anh, nhưng vì thi đại học đạt điểm cao nên trường giữ lại. Cho đến khi đất nước tràn đầy niềm vui với đại thắng mùa xuân năm 1975, vợ chồng nhân vật “tôi” đến dự buổi liên hoan mừng Dũng, người con đầu của cô Hiền, trở về. Câu chuyện cảm động của Dũng về Tuất, người đồng đội đã hi sinh và người mẹ của Tuất, một người mẹ Hà Nội có con đi chiến đấu chống Mĩ. Xã hội trong thời kì đổi mới với đủ cái phải – trái, tốt – xấu. Nhân vật “tôi” từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội công tác, ghé thăm cô Hiền. Giữa không khí xô bồ của thời kì kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền, một người Hà Nội bình thường. Cũng như những người Hà Nội bình thường khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái cốt cách người Hà Nội, cái bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh. Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cô nhận xét: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”. Theo cô, chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gãi yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở. Không hề lãng mạn, viển vông, cô là người có đầu óc rất thực tế. Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và đã tính là làm, dù làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ.

Thời son trẻ, cô giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi phai làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, cô sinh năm đứa con, đến cô con gái út, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị”. Cô bảo ban, dạy dỗ con cháu cách sống làm một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội, cô dạy từ những việc làm nho nhất, ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn đến cái lớn nhất là quan niệm sống, lẽ sống: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng… Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ.,.”.

Như mọi người khác, cuộc đời cô Hiền song hành cùng những chặng đường dài, nhưng biến động lớn lao của đất nước. Ở đây, lịch sử dân tộc đã được soi sáng qua số phận, cách ứng xử của từng cá nhân. Là một con người, cô Hiền luôn giữ gìn phẩm giá, nhân cách; là một người công dân, cô chỉ làm những gì có lợi cho đất nước, vì vận mệnh sống còn của đất nước. Xuất phát từ lí tưởng cao đẹp xây dựng một xã hội nhân ái, không có cảnh người bóc lột người, chế độ mới chỉ trân trọng sự lao động sáng tạo của từng người, không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê, vì thế sau hòa bình lập lại ở miền Bắc mới có chính sách cải tạo tư sản. Mặc dù có bộ mặt rất tư sản, cách sống rất tư sản, nhưng cô Hiền không phải học tập, cải tạo vì cô không bóc lột ai cả.Cô mở cửa hàng bán đồ lưu niệm và tự tay làm ra sản phẩm: Hoa làm rất đẹp, bán rất đắt:., chỉ có một mình cô làm, các em thì chạy mua vật liệu… Cô không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm chỉ vì cô muốn góp phần vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cô vô cùng thương con, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác và mình cũng được vui buồn lo âu như nhưng bà mẹ Việt Nam khác. Trước việc đứa con đầu tình nguyện xin đi đánh Mĩ, cô nói: “Tao đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Ba năm sau, đứa em theo bước anh, cũng đòi vào chiến trường, cô bày tỏ thái độ của mình: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó… Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Suy nghĩ bình dị như thế của cô Hiền là suy nghĩ của một người thiết tha yêu nước.

Vì sao tác giả cho cô Hiền là một hạt bụi vàng của Hà Nội? Nói đến hạt bụi là người ta nghĩ đến một vật rất nhỏ bé, tầm thường, ít ai nhận thấy, nghĩa là chẳng có giá trị gì. Có điều, là hạt bụi vàng thì dù rất nhỏ bé nhưng lại mang giá trị quý báu. Nhiều hạt bụi vàng hợp lại sẽ thành ánh vàng chói sáng, cô Hiền là một người Hà Nội bình thường, vô danh, nhưng ở cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội; những người Hà Nội như cô đã là những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, tất cả đang bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng. Ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống, cốt cách người Hà Nội, Hà Nội linh thiêng và hào hoa, Hà Nội văn hiến ngàn năm.

Nguyễn Khải có giọng điệu trần thuật rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh, ở đây tác giả hoàn toàn nhập thân vào nhân vật “tôi” để diễn tả, kể lại những gì mà mình đã chứng kiến, đã trải qua, đã nghiệm thấy. Chính cái chất tự nhiên, dân dã đã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng điệu trần thuật của nhân vật “tôi”, chẳng hạn: “Trong lí lịch cán bộ tôi không ghi tên cô Hiền. Họ thì xa, bắn súng đại bác chưa chắc đã tới, huống hồ còn là bà tư sản, dính líu vào lại thêm phiền…”. Có thể nói, giọng điệu trần thuật như thế đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.

Bên cạnh đó, nhà văn tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” với các nhân vật khác cũng là cách để khám phá, phát hiện tính cách các nhân vật. Những cuộc gặp gỡ gắn với những thời đoạn khác nhau của hiện thực đất nước: sau hòa bình lập lại 1954, sau đại thắng mùa xuân năm 1975, rồi nhiều năm dù trôi qua, đất nước bước vào thời kì đổi mới… theo đó mà miêu tả sự vận động của tính cách cô Hiền. Ngôn ngữ các nhân vật cũng góp phần khắc họa sâu sắc tính cách từng nhân vật. Chẳng hạn, cô Hiền có đầu óc thực tế, tư duy lôgic, cách nói cùa cô ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát; đây là cuộc đối thoại của cô với ông chồng đang định mua máy in để kinh doanh; “Ông có đứng máy được không?”; “Không.”, “Ông có sắp chữ được không?” “Không.”. “Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì. Đã có thợ tất có chủ, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à”.

Bằng nghệ thuật khắc họa lịch sử qua số phận cá nhân và nêu bật phẩm chất con người Hà Nội, con người Việt Nam, Nguyễn Khải đã thành công trong giọng điệu trần thuật, cách xây dựng nhân vật trung tâm là cô Hiền. Cũng qua cuộc đời cô Hiền, người đọc cảm nhận được lối sống, bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội sắc sảo, nhạy bén, luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh và vẫn giữ được phẩm giá của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Toplist.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *