Những con phố chỉ dài chưa đến 100m, chỉ vài chục bước chân là bạn có thể đi hết cả con phố, có lẽ đây là một trong những nét độc đáo khiến cho Hà Nội hấp dẫn … xem thêm…hơn trong mắt khách du lịch. Và đó là những con phố nào, hãy cùng toplist khám phá ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Phố Hồ Hoàn Kiếm
Phố Hồ Hoàn Kiếm với chiều dài xấp xỉ 50m chạy từ Cầu Gỗ đến Đinh Tiên Hoàng từ lâu được xem là con phố ngắn nhất Hà Nội. Tuy không có chiều dài như những con phố khác nhưng phố Hồ Hoàn Kiếm lại có một vị trí đẹp đẽ giữa lòng thủ đô. Dạo xuôi một vòng hổ, kiểu gì ta cũng bắt gặp con phố nhỏ lúc nào cũng tấp nập người qua lại.
Trước phố thuộc thôn
Tả Vọng, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội. Thời Pháp thuộc, phố có tên là phố Philharmonique, đến năm 1945,
phố được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm.
Ở phố Hồ Hoàn Kiếm có một đặc sản mà tới thủ đô phải thưởng thức ngay đó là nộm bò khô. Nộm bò khô ở đây nổi tiếng nhất nhì Hà Nội. Ăn một lần là nhớ, ăn một lần là nghiền. Người đến quán chủ yếu ngồi trên chiếc ghế nhựa con đặt trên vỉa hè như bao quán khác ở Hà Nội nhưng lúc nào cũng đông, cũng chật kín chỗ. Nộm bò khô ăn mùa nào cũng được. Ăn xong kiểu gì cũng thòm thèm.
Phố thì nhỏ thôi nhưng tìm ở đây cơ man là thứ. Nào sách vở, nào đồ ăn, nào café, nào giày dép, nào đồ lưu niệm, nào những kí ức thoảng hương kinh kỳ. Quanh quẩn ở đây một lúc thôi là đã thấy đủ sắc vị Hà Nội đọng lại. Con phố nhỏ chỉ duy nhất một nhà mang số chẵn, con phố nhỏ dăm nảy nhà mà có đến vài nhà mang tên của con phố khác. Con phố nhỏ liêu xiêu nhưng ấm lòng Hà Nội. Con phố nhỏ đẹp tình, đẹp dáng Tràng An.
Phố Nguyễn Xí
Phố Nguyễn Xí được đặt theo tên danh tướng Nguyễn
Xí (1396 – 1465) dưới thời vua Lê Lợi, người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn. Con phố này được xếp vào vị trí thứ hai trong số những con phố ngắn
nhất Hà Nội.
Phố Nguyễn Xí dài hơn phố Hồ Hoàn Kiếm, hơn
52m, nối từ phố Đinh Lễ đến phố Tràng Tiền. Trước phố thuộc thôn Hậu Lâu, tổng
Tả Túc, huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thời Pháp thuộc, phố có tên là phố Rue Jules Boissière (Boa-xi-e), sau cách
mạng gọi là phố Chùa Quan Thượng, nay phố có tên là Nguyễn Xí.
Con phố mang tên Nguyễn Xí – danh tướng của Lê Lợi, ông là người có công lớn trong kháng chiến chống quân Minh, dẹp loạn Đồn Ban, Nghi Dân, đưa Lê Tư Thành lên ngôi vua…về sau ông được Lê Thánh Tông phong là Cương Quốc công.
Thời Pháp thuộc đây là phố Jules Boissière, sau cách mạng tháng tám là phố Chùa Quan Thượng (nơi xưa có chùa Báo ân), rồi được đổi thành tên Nguyễn Xí như ngày nay.
Cùng với phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí nổi tiếng là phố sách với các cửa hàng chất đầy sách cổ khó tìm đến những cuốn mới xuất bản…Tản bộ quanh bờ hồ Hoàn Kiếm rồi ghé vào phố sách Đinh Lễ – Nguyễn Xí ở kế bên đã trở thành thú vui của không ít người Hà Nội và du khách khi đến với thủ đô.
Phố Nguyễn Trung Ngạn
Vẫn với chiều dài hơn 52m, phố Nguyễn Trung
Ngạn đứng thứ ba trong danh sách những con phố ngắn nhất Hà Nội. Phố Nguyễn Trung Ngạn cắt phố Nguyễn Trung Trực, cạnh số nhà 18 ở phố Nguyễn Trung Trực rẽ vào. Trước phố này thuộc đất thôn Yên Hội, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ, thời Pháp đây là một con đường nhỏ đánh số 172 (Voie 172). Nay phố thuộc phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng.
Đây là một con phố nhỏ, trước là một cái ngõ, chủ yếu buôn bán ở đầu đường. Phố được lấy tên là Nguyễn Trung Ngạn – một Đại thần trải qua 5 đời vua nhà Trần và đã được vua Trần Dụ Tông phong chức Kinh sư Đại Doãn vào năm 1341, có thể coi đây là vị Thị trưởng Thăng Long đầu tiên của Thủ đô Hà Nội.
Trước phố thuộc thôn Yên Hội, tổng Hậu Nghiêm,
huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phố Đống Mác
Phố Đống Mác dài 60m, nằm ở
đoạn cuối phố Lò Đúc, một đầu thông ra đê Trần Khát Chân đứng vị trí thứ tư
trong danh sách những con phố ngắn nhất Hà Nội.
Trước phố thuộc thôn Cảm Hội, tổng Hậu Nghiệm, huyện Thọ Xương cũ,
nay thuộc phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thời Pháp thuộc, phố
thuộc đường 335 (Voie 335), năm 1994, phố được đặt tên là Đống Mác.
Đống Mác là tên một cửa ô thời xưa, ở vào cuối phố Lò Đúc, nơi tiếp giáp phố Trần Khát Chân. Đây là một cửa ô mở ngang qua tòa thành đất mà một số nhà nghiên cứu gọi là “tòa thành vòng giữa” nay dấu tích mặt phía Nam chính là phố Trần Khát Chân mà dân quen gọi là con đê Bình Lao. Đống Mác là tên nôm. Xem bản đồ Hà Nội năm 1831 là cửa ô Thanh Lãng. Tới bản đồ năm 1866 đã đổi là cửa ô Lãng Yên. Thanh Lãng và Lãng Yên là hai tên gọi của thôn nằm ngay ngoài cửa ô.
Phố Lê Văn Linh
Phố Lê Văn Linh dài 65m là con phố ngắn thứ năm của Hà Nội, nối phố Phùng Hưng với phố Lý Nam Đế. Phố vốn là dãy
hào chạy dọc tường phía Đông thành cổ bị lấp đi.
Thời Pháp thuộc, phố có tên là phố Tướng Nogrès (Rue Général Nogrès), nay có tên là phố Lê Văn Linh, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố được lấy tên của Lê Văn Linh (1377 – 1448) – một người có tài văn chương, theo Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1418 nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, ông tìm đến Lam Sơn xin theo. Suốt thời gian chống quân Minh, ông là văn thần trong bộ chỉ huy cùng Nguyễn Trãi luôn luôn sát cánh với Lê Lợi giúp được nhiều mưu kế. Sau khi thành công, ông được xếp vào hạng công thần mở nước, tước Hương Thượng hầu, được cử giữ chức Thiếu phó rồi thăng lên Hữu bật, sau đến Thái phó.
Nối từ phố Phùng Hưng đến phố Lý Nam Đế, phố này chính là dãy hào chạy dọc tường phía đông của thành Thăng Long đời Nguyễn.
Phố Hàng Bút
Phố Hàng Bút dài 68m – phố cổ
ngắn nhất Hà Nội, cắt ngang phố Thuốc Bắc và phố Bát Sứ. Trước phố thuộc thôn Đông Thành, tổng Tiền Túc, Thọ Xương cũ, nay
thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời Pháp thuộc, phố có tên là
phố Combanère (Rue Combanère), năm 1945 phố được đổi tên thành phố Hàng Bút.
Ngày nay ở số nhà 5 phố này là ngôi đền của thôn Đông Thành cũ (còn đình của thôn này thì mặt chính quay ra phố Hàng Vải, cổng sau mới là số nhà 6 phố này).
Phố Hàng Bút chính ra có tên là phố Hàng Mụn. Ca dao Hà Nội cũ còn có câu:
“Hàng Cân, Hàng Cót, Hàng Đồng
Hàng Mụn, Hàng Bút, Hàng Bông, Hàng Bài.”
Có tên gọi như vậy là vì tại phố này vốn có những cửa hàng chuyên dùng các đầu vải, mụn vải để may thành mỹ áo trẻ em, đặc biệt là khâu những chùm “bùa tua bùa túi” cho trẻ em đeo trong dịp Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch.
Phố Đông Thái
Với chiều dài 70m, Đông
Thái là con phố ngắn thứ bảy tại Hà Nội, phố chạy từ ngã ba Trần Nhật
Duật – Chợ Gạo đến phố Mã Mây, đoạn nối với Hàng Buồm.
Thời xưa phố được dân gian gọi là ngõ Hàng Trứng, đến thời Pháp
thuộc được gọi là ngõ Đông Thái. Ngày nay được gọi là “phố”, nhưng Đông Thái
vẫn mang dáng dấp của một ngõ nhỏ với lòng đường khá nhỏ và hẹp. Thời Pháp thuộc có tên là ngõ Đông Thái (ruelle Đông Thái), nhưng dân chúng còn gọi là ngõ Hàng Trứng (khác và phố Hàng Trứng tức là đoạn đầu phía Đông của phố Hàng Mắm). Hiện nay ở số nhà 6 phố này còn là đình của giáp Đông Thái cũ.
Phố Chợ Gạo
Phố Chợ Gạo nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cách Hồ Gươm chừng 500m về hướng đông-bắc. Phố gồm hai nhánh song song dài 75m cùng đi từ đường Trần Nhật Duật (chỗ gần chân cầu Chương Dương) đến phố Đào Duy Từ. Nhánh trên nối với đầu phố Nguyễn Siêu, nhánh dưới cắt chéo đầu phố Đông Thái.
Phố Chợ Gạo tuy ít nhà cửa nhưng là một địa điểm giao thương tấp nập, cuối phố lại thông với khu vực trung tâm buôn bán từ lâu đời, cho nên có đông người tìm đến, dựa vào đó mà sinh sống. Đầu dãy phố phía bắc, tức nhánh trên của phố Chợ Gạo, có Trường tiểu học Trần Nhật Duật, xưa gọi là Trường Ke (“Quai” tiếng Pháp nghĩa là “bờ sông”), tường rào dài đến giữa phố; tiếp đến một loạt mấy ngôi nhà nhỏ của những hộ buôn bán gạo.
Dãy phố phía nam, tức nhánh dưới của phố Chợ Gạo, vốn là một kho lớn chứa gạo, mặt chính quay ra phố Đào Duy Từ, nơi sau này tụ tập nhiều cửa hàng buôn bán gạo và bột mì, còn quanh đó thì nay lại có ngân hàng và các quán bia hơi, thịt chó, club giải trí. Gần đây chè chanh bắt đầu lan sang phố Chợ Gạo, vốn nổi tiếng với món chè đắng. Thật ra đó chỉ là thạch đen bỏ vào cốc nước cốt dừa pha thêm sữa đặc, nhưng chính vị đăng đắng lạ miệng đã dễ dàng cuốn hút giới trẻ.
Phố Chợ Gạo hiện nay không lưu giữ được dấu vết gì của bến sông Tô và chợ gạo cũ. Nhưng tại cuối nhánh trên, gần ngã tư Đào Duy Từ – Nguyễn Siêu vẫn còn đình Hương Nghĩa (cổng đình ở số 13b phố Đào Duy Từ), bên trong thờ Cao Tứ (em Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương Thục Phán), sau lại xây thêm điện thờ các Mẫu. Đầu phố thì có trường tiểu học Trần Nhật Duật, di tích của trường Ke cũ.
Phố Ô Quan Chưởng
Ô Quan Chưởng là một trong những
con phố cổ ngắn nhất Hà Nội, với chiều dài khoảng 75m, nối từ cửa Ô Quan Chưởng
– cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, nằm cuối phố Hàng Chiếu ra đường Trần Nhật
Duật. Thời Pháp thuộc, phố có tên là Nattes en Joncs (Rue dé Nattes en Joncs –
Phố Hàng Chiếu Cói).
Phố được đặt tên Ô Quan Chưởng để ghi nhớ sự hi sinh của viên
Chưởng cơ và binh lính nhà Nguyễn trong cuộc chiến đấu chồng Pháp khu chúng
đánh thành Hà Nội.
Ngày trước sông Hồng còn chảy sát ngay bờ đê (đường Trần Nhật Duật) nên phố Ô Quan Chưởng kề ngay bến sông, có nhiều cửa hàng bán chiếu, nên dân quen gọi là phố Hàng Chiếu. Về sau, những cửa hàng chiếu lan dần vào cả phía trong, sang phố Hàng Chiếu ngày nay.
Còn về tên gọi của cửa ô này thì có nhiều thuyết nhưng có lẽ chỉ có hàng chữ Hán khắc ở trên vòm cửa chính: Đông Hà môn (cửa Đông Hà) là tên gọi chính xác nhất.
Phố Mai Xuân Thưởng
Phố Mai Xuân Thưởng dài 80m, đứng thứ 10
trong số những con phố ngắn nhất Hà Nội, nối phố Thuỵ Khuê với phố Phan Đình
Phùng. Phố này là một đoạn cũ của dãy hào ở góc Đông Bắc thành Thăng Long thời
Nguyễn.
Thời Pháp thuộc, phố có tên là Hậu Quân Chất (Rue Hậu Quân Chất), sau
năm 1945, phố được đặt tên là Mai Xuân Thưởng (1860 – 1887) – người đứng lên
khởi nghĩa chống Pháp khi Huế thất thủ. Nay phố thuộc phường Thụy Khuê, quận
Tây Hồ, Hà Nội.
Con phố lấy tên của Mai Xuân Thưởng (1860-1887) người làng Phú Lạc, huyện Tuy Viễn nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, đỗ cử nhân năm 1884, ông có tinh thần yêu nước căm thù giặc sâu sắc. Sau khi Huế thất thủ (5/7/1885) ông hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi. Tại Bình Định bấy giờ có Tổng đốc Đào Doãn Địch cầm đầu các văn thân chống thực dân Pháp, Mai Xuân Thưởng đứng ra chiêu mộ nghĩa quân phối hợp với Đào Doãn Địch và được phong làm Tán cương quân vụ. Sau khi Đào Doãn Địch ốm và mất, ông được tôn làm Nguyên soái. Nghĩa quân Mai Xuân Thưởng từng phát triển vào Phú Yên, thanh thế ngày một lừng lẫy, nhiều trận đánh tại Cẩm Vân, Thủ Thiên, nghĩa đã làm cho quân địch phải hao binh tổn tướng nhiều. Thực dân Pháp dùng nhiều kế dụ hàng nhưng không thể nào lay chuyển được tinh thần kháng Pháp bất khuất của ông nên đã cùng bọn tay sai dốc sức đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Tháng 6/1887, Mai Xuân Thưởng sa vào tay giặc và bị chúng sát hại. Khi đó ông mới 27 tuổi.
Phố Tô Tịch
Phố Tố Tịch dài 96m, đứng cuối
cùng trong danh sách những con phố ngắn nhất Hà Nội, nối từ phố Hàng Quạt đến
phố Hàng Gai.
Trước đây phố thuộc thôn Tố Tịch, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương
cũ, nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời Pháp thuộc, phố
được gọi là ngõ Tố Tịch (Ruelle de Tố Tịch). Từ một ngõ nhỏ chật hẹp, Tô Tịch
được mở rộng thành phố từ thập kỷ 1920.
Giới trẻ Hà thành lâu nay vẫn hay gọi con phố Tố Tịch bằng cái tên gần gũi: “Phố hoa quả dầm”. Mới đầu chỉ là vài hộ ở cuối phố, dần dà con phố nhỏ dài chưa đầy 100m đã có tới gần chục cửa hàng kinh doanh nằm sát nhau, bàn ghế nhựa xếp kín hai bên vỉa hè, biến nơi đây trở thành một địa chỉ ẩm thực thu hút đông giới trẻ, khách thập phương, cả du khách nước ngoài, nhất là vào những ngày hè nóng bức, ngày cuối tuần hay dịp lễ hội.
Dù rất ngắn, nhưng tất cả các con phố này đều có một lịch sử khá lâu đời và mang dấu ấn riêng của mình. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, bạn hãy khám phá những con phố ngắn nhất nơi đây nhé!