Theo công bố của Bộ GD&ĐT, đề thi môn Lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 sẽ có thời gian làm bài là 45 phút, nội dung thi tập trung chủ yếu ở vùng … xem thêm…kiến thức rộng, các mốc sự kiện lịch sử. Khối lượng kiến thức quá lớn, cùng nhiều môn học và nhiều quyết định phải suy nghĩ khiến bạn lo lắng, bài thi đổi theo hướng bạn chưa kịp tìm hiểu sâu. Vậy thì Toplist sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm làm bài thi hay nhất để đạt điểm cao trong kì thi sắp tới này nhé!
Kiểm tra thật kĩ đề thi trong vòng 10 phút
Bạn không nên vừa nhận đề thi đã bắt đầu làm bài thi ngay. Như vậy sẽ rất bỡ ngỡ và khó hoàn thành tất cả bài, hơn nữa còn rất mất bình tĩnh. Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi phát đề.
Đặc thù của môn thi bổ sung năm nay là bài thi trắc nghiệm với một môn học xã hội, mang nhiều tính chất tự luận. Vì vậy, bạn phải hết sức lưu ý kiểm tra kĩ đề, mã đề thi, các câu hỏi có bị mất, nhầm hoặc sai hay không, phiếu trả lời có lỗi gì hay không để được đổi ngay lập tức. Việc kiểm tra cũng giúp bạn làm quen với đề, biết được độ dài cơ bản và có thể ước lượng một phần thời gian. Nếu có bị lỗi đánh máy hoặc sai lệch gì thì báo ngay với cán bộ coi thi.
Note: Dùng thời gian 10 phút để làm quen với đề, phát hiện các vùng câu hỏi dễ, khó, trung bình để phân bố thời gian làm bài cho hợp lí
Phân bố thời gian làm bài hợp lý
Khi đi thi bạn chắc chắn phải mang theo một chiếc đồng hồ nhỏ để đảm bảo rằng mình có thể quản lí quỹ thời gian của mình hợp lí. Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (bạn nhớ dùng bút chì để có thể sửa đáp án nếu cần thiết, thêm nữa đây là quy định của Bộ với môn thi trắc nghiệm, chỉ dùng bút chì cho phiếu trả lời).
Sau khi làm hết những câu hỏi “trúng tủ” của mình thì chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận. Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên bạn hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn cũng được, điều bạn cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho bạn. Sau khi đã tính toán thời gian hợp lí, áp dụng tất cả các phương pháp trên để đạt hiệu quả tối ưu.
Note: Thí sinh chỉ có 45 phút để hoàn thiện các câu hỏi trắc nghiệm và tô các đáp án vào phiếu trả lời, vì vậy hãy phân bổ thời gian làm bài cho mỗi câu khoảng 1 phút. Nếu câu nào vượt quá lượng thời gian quy định thì hãy đánh dấu lại và chuyển sang câu khác, khi làm xong một lượt mới quay lại làm những câu chưa hoàn thành.
Không bỏ sót câu hỏi
Một trong những lợi thế lớn nhất của thi trắc nghiệm đó chính là “random” câu trả lời. Tuy là chúng ta không khiến khích hình thức này, nhưng trong một số trường hợp bí câu trả lời, hoặc gặp những câu hỏi hóc búa mà thời gian lại sắp hết, không thể hỏi ai thì chỉ còn một cách duy nhất là tin vào may mắn.
Thêm nữa, việc bỏ trống câu trả lời chỉ vì không biết rất đáng tiếc vì biết đâu phương pháp loại trừ, hay random của bạn lại đúng thì sao. Nếu không có câu trả lời chính xác bạn có thể chọn đáp án ít xuất hiện ở những câu trên nhất, chọn đáp án bạn tin tưởng nhất, hoặc chọn đáp án dài nhất,…tùy trường hợp. Một điều nữa đó chính là khi chọn sai bạn cũng không bị mất điểm hoặc mất rất ít điểm, vậy thì 50-50 bạn vẫn nên chọn một đáp án khả thi nhất chứ nhỉ. Tuy nhiên, rất hạn chế đánh bừa thôi nhé!
Note: Thí sinh nên dành khoảng 5 phút cuối giờ để rà soát lại bài thi và phiếu trả lời để tránh bỏ sót các câu hỏi chưa hoàn thiện. Trường hợp câu hỏi quá khó và không chắc chắn được đáp án đúng hãy “khoanh bừa còn hơn bỏ sót” bởi bạn vẫn có 25% cơ hội ghi điểm.
Giữ tâm lý thoải mái trong phòng thi
Việc không giải quyết được 1-2 câu hỏi khó trong bài thi Lịch sử khiến nhiều thí sinh nản lòng, bối rối dẫn đến không tập trung làm bài. Do vậy, các bạn nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ngay từ ngoài phòng thi, không dành quá nhiều tâm huyết vào một câu hỏi mà nên biết bỏ qua khi cần thiết. Đồng thời, hãy chuẩn bị một chai nước lọc để giúp bạn chống đỡ với thời tiết nóng nực của mùa hè cũng như lấy lại tinh thần tập trung khi làm bài nhé.
Ngay từ ngày đầu làm thủ tục dự thi và trước mỗi ngày thi bạn đều phải đi sớm ít nhất là 30 phút trước khi thi. Đầu tiên, bạn nên đi dạo xung quanh phòng thi, nghiên cứu các vị trí, điều kiện của phòng, khung cảnh xung quanh và các điều kiện ngoại cảnh khác để đảm bảo rằng không có bất kì điều bất ngờ nào làm bạn cả thấy khó khăn. Việc chuẩn bị kĩ lưỡng này sẽ giúp bạn không bị áp lực tâm lí, và cũng có thêm thời gian cho việc ôn tập lại một lượng kiến thức nhất định trước khi vào giờ thi. Bạn cũng sẽ không phải lo rằng bị muộn thi nữa nhỉ.
Note: Chuẩn bị tâm lý tốt
Làm bài theo nguyên tắc dễ trước khó sau
Một nguyên tắc bất hủ khi làm bài thi bất kể là theo hình thức nào, thì việc làm thứ tự độ khó câu hỏi tăng dần cũng dễ dàng hơn nhiều. Khi làm câu dễ trước bạn vừa tiết kiệm được thời gian lại vừa giải tỏa được áp lực tâm lí, tăng thêm sự tự tin, cũng như có thời gian nhiều hơn sau đó dành cho các câu hỏi khó mà lại không bị mất điểm các câu dễ do nhầm lẫn hoặc bị rối vì quá nhiều câu hỏi.
Đối với tổ hợp xã hội, bạn nên chú trọng làm những câu hỏi lý thuyết trước, sau đó mới giải đến những câu liên hệ thực tế, cuối cùng là những câu suy luận. Đối với tổ hợp khoa học, tự nhiên bạn nên chú trọng giải những câu hỏi lý thuyết đầu tiên, tiếp đến là những câu tính toán theo công thức có sẵn, cuối cùng là những câu cần suy luận và tính toán phức tạp hơn. Riêng với bài thi tự luận môn văn, nên làm theo thứ tự phần đọc hiểu trước và chắc chắn phải ăn chắc toàn bộ điểm của phần này, sau đó là các bài nghị luận cần thời gian suy nghĩ và lập luận.
Note: Dù là thi Lịch sử theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm thì thí sinh vẫn nên tuân thủ nguyên tắc câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Việc áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp thí sinh tiết kiệm được thời gian làm bài cũng như tạo được tâm lý thoải mái.
Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm
Trước hết đây là quy định đối với các môn thi trắc nghiệm. Bạn không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ làm bài, phải nộp phiếu trả lời câu hỏi cho cán bộ coi thi và ký tên vào hai phiếu thu bài thi; Chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép ra về. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi.
Thứ hai, đối với môn thi trắc nghiệm thời gian làm bài rất ngắn, số lượng câu hỏi nhiều, lượng kiến thức rộng và yêu cầu phải trả lời câu hỏi trong thời gian ngắn, đồng nghĩa với việc tốc độ làm bài phải thật nhanh so với hình thức thi tự luận thông thường. Vậy nên bạn tuyệt đối đừng rời khỏi phòng thi trước khi hết giờ, bởi vì biết đâu có một số yếu tố xung quanh nào đó lại giúp đỡ được bạn nhỉ.
Note: Tận dụng triệt để thời gian
Thay đổi một chút về cách học và giải
Nếu như trước đây bạn cần nắm thật chắc kiến thức và học cách trình bày theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ yêu cầu thêm nữa đó là phải học kiến thức rộng hơn và tốc độ phải nhanh hơn gấp nhiều lần. Tùy mỗi môn sẽ có những đặc thù khác nhau, nhưng trên cơ sở phải nắm kiến thức và biết vận dụng.
Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu giải nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như bạn đang theo phương pháp “chậm và chắc” thì bạn phải đổi ngay từ “chậm” thành “nhanh”. Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn trắc nghiệm. Với các bài thi nặng về lí thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn, bạn nên chú trọng phần liên hệ vì đó là xu hướng học cũng như ra đề của Bộ. Câu hỏi trong đề thi không khó nhưng cần rèn luyện nhiều để hình thành phản xạ và tránh sai sót để mất điểm đáng tiếc. Hãy tập trung giải nhanh và chính xác nhất có thể trong giờ thi bạn nhé.
Note: Giải đề nhanh, chuẩn và chính xác
Tự trả lời trước… đọc đáp án sau
Các bạn thường có thói quen đọc đáp án rồi chọn câu trả lời với môn thi trắc nghiệm đúng không nào? Tuy nhiên cách này lại làm bạn tốn khá nhiều thời gian cho đọc những đáp án sai, trong trường hợp bạn đã biết sẵn đáp án, đặc biệt là với câu hỏi dễ. Vậy nên bạn nên nghĩ sẵn đáp án câu hỏi nếu bạn biết kiến thức đó trước rồi mới so với đáp án trong bài, sẽ tiết kiệm nhiều thời gian hơn đấy.
Cho dù bài thi môn xã hội hay bài thi khoa học tự nhiên thì bạn đều nên áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi. Điều này đặc biệt xảy ra ở các bài thi liên quan đến môn Lịch sử và Địa lí, khi mà các đáp án thường “na ná” nhau khiến bạn dễ bị rối. Sau khi đọc xong câu hỏi, bạn nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế bạn rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.
Note: Để không bị lung lay bởi sự đánh lừa của đáp án cần đưa ra đáp án của bản thân chắc chắn trước, nếu không thể trả lời trong vòng 3s thì mới đọc đáp án.
Xác định từ khóa của câu hỏi
Nếu đối với hình thức thi tự luận bạn phải tập trình bày thành đoạn văn có mở kết rõ ràng, lí giải hợp lí và trình bày chuỗi sự kiện một cách khoa học nhất thì với 40 câu trắc nghiệm này bạn có thể áp dụng cách đơn giản hơn chính là “dựa vào thói quen”. Nếu bạn chăm chỉ luyện đề rất có thể sẽ gặp phải câu hỏi biết chắc đáp án vì đã làm rất nhiều lần do các mốc sự kiện chỉ có nhiêu đó thôi mà không thể biến đổi được đâu, chỉ khác hình thức hỏi thôi.
Để tránh tình trạng bị đánh lừa vì câu hỏi bị biến thể thì bạn cần xác định từ khóa trong câu hỏi một cách thật chính xác, xem mình phải trả lời điều gì như vậy mới không bị mất điểm đáng tiếc. Hãy tập cho mình thói quen gạch chân dưới từ hỏi, nội dung, thời gian hỏi, sự kiện được hỏi sau đó tìm câu trả lời cho những từ được gạch chân.
Note: Rèn cách tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi để tránh bị lạc đề, tránh các đáp án nhiều, bẫy, dẫn đến mất điểm đáng tiếc.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ cho kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 sắp tới. Bài thi với môn Lịch sử này tuy khó mà lại dễ, tưởng dễ nhưng lại là khó. Thế nhưng hãy bình tĩnh và chọn cho mình giải pháp tốt nhất để đối mặt với nó nhé các sĩ tử. Chỉ cần nắm vững tất cả những lưu ý trên chắc chắn rằng các bài thi trắc nghiệm sẽ không thể làm khó bạn và điểm 10 là điều rất dễ dàng. Còn lại là phụ thuộc và sự tự tin, bản lĩnh và công sức ôn tập của bạn rồi! Chúc các sĩ tử của chúng ta vượt vũ môn thành công.