Top 8 Xã giàu nhất huyện Mê Linh, Hà Nội

Từ lâu, Mê Linh được biết đến như một vùng đất nông nghiệp trồng lúa và hoa màu cho năng suất cao, sản lượng nông sản có tiếng trên thị trường. Và trong bài … xem thêm…viết sau đây, các bạn hãy cùng toplist tìm hiểu về các xã giàu nhất huyện Mê Linh, Hà Nội nhé!

Xã Mê Linh

Nhắc đến xã Mê Linh – huyện Mê Linh là nhắc đến một vùng đất lịch sử, vùng đất hoa nổi tiếng. Từ bao đời nay, những người con cần mẫn, khéo léo của vùng đất Mê Linh đã tạo nên được thương hiệu hoa Mê Linh nức tiếng. Là một trong các xã chuyên thâm canh các cây rau màu cao cấp, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên xã chuyển sang trồng hoa từ những năm 1990. Nhận thấy giá trị kinh tế của hoa mang lại, xã Mê Linh đã có sự đầu tư để phát triển mạnh trong việc trồng và sản xuất hoa.

Hiện nay, xã Mê Linh được coi là “vựa hoa” lớn, là vùng cung cấp hoa chủ yếu cho thị trường Hà Nội, khu vực phía Bắc và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Các loại hoa hiện nay được xã trồng nhiều là hoa hồng, hoa ly, loa kèn, hoa cúc và cây hoa hồng thế. Xác định được hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa mang lại, hướng tới phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn, xã Mê Linh đã có định hướng tuyên truyền người dân tăng cường trồng hoa theo lộ trình để tránh tình trạng trồng ồ ạt làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh thế mạnh trồng và kinh doanh hoa, các ngành nghề khác cũng được quan tâm và phát triển. Nếu như trước đây, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 15-20 triệu đồng/ người/ năm thì hiện nay mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đã tăng lên 39 triệu/ người/ năm.

Hình ảnh bác nông dân trồng hoa tại xã Mê Linh
Xã Mê Linh

Xã Tiền Phong

Nằm cách trung tâm hành chính huyện Mê Linh gần 7km, xã Tiền Phong có 18.443 nhân khẩu, tiếp giáp 3 xã của huyện Đông Anh, 3 xã của huyện Mê Linh. Trên địa bàn xã hiện có 43 doanh nghiệp, trường dạy nghề, với hàng nghìn lao động, học viên lưu trú, tạm trú…

Hiện trên địa bàn xã Tiền Phong có 29 doanh nghiệp đăng ký đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, nhà ở… Với hơn 400ha đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng, nhiều nông dân trên địa bàn xã thoát nghèo, nhiều ngôi nhà mới được xây dựng, các công trình phúc lợi của 8 thôn được kiên cố hóa, diện mạo nông thôn khang trang… bằng nguồn kinh phí hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng.

Để phát triển kinh tế bền vững, xây dựng xã hội an toàn, trong thời gian tới, xã Tiền Phong tiếp tục phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho nông dân; trong đó, chú trọng nghề trồng rau, hoa công nghệ cao và các nghề sản xuất công nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn.

Ngã 3 hồ 3 gốc
Xã Tiền Phong

Xã Thạch Đà

Thạch Đà thuộc vùng đất phù sa cổ nằm ở phía tả ngạn sông Hồng, có bề dày lịch sử cả về mặt kiến tạo địa chất lẫn văn hóa, một trong những chiếc nôi của nền văn minh lúa nước Việt cổ. Những gò, đống, dộc, vực… như gò Rậm, gò Bầu, gò Đống, dốc Táo, vực Nắn… còn tồn tại cho đến ngày nay là một minh chứng đầy sức thuyết phục.

Xã Thạch Đà (huyện Mê Linh) được người dân vùng lân cận đặt cho cái tên “Xã quanh năm vắng bóng đàn ông”. Vậy lý do là gì? Thật ra cũng không quá khó hiểu bởi lẽ ở xã Thạch Đà, hầu hết cánh mày râu trong tuổi lao động, có sức khỏe đều theo nghề xây dựng và gần như gia đình nào cũng có người làm nghề này. Chính vì thế, từ nhiều năm nay chỉ mấy ngày tết Nguyên đán mới có “hơi” đàn ông trong nhà.

Không thể nói hết những vất vả của những gia đình ở Thạch Đà có người thân là đàn ông, con trai làm nghề xây dựng xa nhà lâu ngày… Song có thể nói, bù lại những vất vả đó là đời sống kinh tế của các gia đình ở đây ngày càng khấm khá hơn, nhiều ngôi nhà mới kiên cố, khang trang được xây dựng, đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông kiên cố, sạch đẹp… Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở Thạch Đà nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, ai cũng hồ hởi chung tay, góp sức xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương, nhất là xây dựng giao thông nông thôn.

Ảnh minh họa (Nguồn facebook)
Xã Thạch Đà

Xã Đại Thịnh

Trong nhiều năm trở lại đây, kinh tế xã Đại Thịnh cũng đã có nhiều chuyển biến rất tích cực và được đánh giá là một trong những xã giàu nhất huyện Mê Linh, Hà Nội. Nếu như xã Mê Linh nổi tiếng với hoa Hồng thì xã Đại Thịnh lại trồng nhiều hoa cúc. “Đất này là đất trồng hoa. Mà trồng hoa cúc là êm nhất”. Đó là chia sẻ của người trồng hoa xã Đại Thịnh. Hoa cúc ở Đại Thịnh được đánh giá cao hơn hoa cúc được trồng ở nhiều nơi khác nên thường có giá bán cao hơn trên thị trường.

Vào những dịp giáp tết, những xe cúc đi đến khắp mọi nơi. Hoa cúc Đại Thịnh chủ yếu được bán buôn cho các thương lái ở các tỉnh lân cận và thậm chí là cả các thương lái Trung Quốc. Ai bảo ở quê thì không thể giàu được? Và tại xã Đại Thịnh có rất nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi, chúng ta không thể không kể đến như ông Nguyễn Quang Khoản, nhờ sản xuất đại trà các loại giống rau, ông đã làm giàu trên mảnh ruộng của mình…

Hay một tấm gương khác là bà Nguyễn Thị Hà, đã hơn 20 năm kể từ cuộc gặp gỡ với cây hoa ở phường Tây Tựu, đến nay, bà Hà đã có được một cơ ngơi ít nông dân nào ở huyện Mê Linh sánh kịp. Vậy thành công của họ đến từ đâu? Câu trả lời đó chính là tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, áp dụng công nghệ vào sản xuất và hơn hết vẫn là tình yêu quê hương, mong ước xây dựng một Mê Linh giàu đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Xã Đại Thịnh

Xã Thanh Lâm

Nằm ở phía Bắc huyện Mê Linh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30Km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 7Km về phía Tây với tổng diện tích 1256,03 ha, Thanh Lâm là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

Tại Xã Thanh Lâm có tuyến đường quốc lộ 23 và đường đường tỉnh lộ 35 chạy qua địa phận xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại và mối liên hệ với các vùng kinh tế khác. Ngoài ra còn có các tuyến đường lớn như: tuyến đường vành đai 3 kéo dài; tuyến đường vành đai 4; tuyến đường trục Mê Linh; tuyến đường vận chuyển cảng Chu Phan – Thanh Lâm; tuyến đường vành đai 3.5 đã được quy hoạch chạy qua trong ranh giới xã là động lực, là tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội của xã.

Xã Thanh Lâm có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển kinh tế công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và du lịch như: Khu du lịch di tích lịch sử Đồi 79 Mùa Xuân, quần thể nghĩa trang Thanh Tước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đóng trên địa bàn đã và đang đi vào sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế từ nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Trong những năm vừa qua, kinh tế xã Thanh Lâm đã có những chuyển biến tích cực sang hướng sản xuất nông nghiệp hỗn hợp, TTCN và dịch vụ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Xã Thanh Lâm

Xã Kim Hoa

Kim Hoa là một xã thuộc huyện Mê Linh, nằm ở bờ Nam sông Cà Lồ và Quốc lộ 2. Về địa giới hành chính xã Kim Hoa giáp với xã Thanh Xuân của huyện Sóc Sơn ở phía Đông Bắc, giáp thành phố Phúc Yên ở phía Tây Bắc, thị trấn Chi Đông ở phía Đông Nam, xã Thanh Lâm ở phía Nam và Tây Nam.

Trước năm 2008, xã Kim Hoa có hơn 20% hộ nghèo. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã xây dựng những mô hình trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao như: cam, bưởi, phật thủ, đào, quất… đồng thời vận động người dân mạnh dạn đầu tư, vươn lên thoát nghèo. Chủ tịch UBND xã Kim Hoa chia sẻ, chính việc các hộ dân chuyển đổi mô hình nông nghiệp từ trồng lúa sang các mô hình hiệu quả hơn, đưa các hộ trong xã thoát nghèo.

“Trên địa bàn xã, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 35 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3,5 lần so với trước năm 2008. Với những hộ đang trồng mô hình cam canh, bưởi diễn, phật thủ, hoa cây cảnh thì thu nhập 500-600 triệu đồng/năm. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,5%”, Chủ tịch UBND xã Kim Hoa Lê Xuân Trường cho biết.

Xã Kim Hoa
Xã Kim Hoa

Xã Văn Khê

Văn Khê là một xã thuộc huyện Mê Linh. Xã Văn Khê có diện tích 13,42 km², dân số năm 1999 là 11.810 người, mật độ dân số đạt 880 người/km². Về địa giới hành chính xã Văn Khê phía Đông giáp với xã Hạ Lôi và Tráng Việt; phía Nam giáp xã Liên Hồng và Hồng Hà của huyện Đan Phượng; phía Tây giáp xã Thạch Đà và Hoàng Kim; phía bắc giáp xã Tam Đồng và Đại Thịnh.

Về Văn Khê (Mê Linh) hôm nay, ai cũng có cảm nhận cuộc sống của người dân nơi đây có nhiều đổi thay, những thế mạnh tiềm năng đang được khai thác ngày càng có hiệu quả. Trước khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, xã Văn Khê gặp bộn bề khó khăn do chất lượng các tiêu chí đạt được chưa cao. Cơ sở vật chất như nhà văn hóa, chợ còn hạn chế, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất… Nhưng đó là câu chuyện của vài năm về trước. Bây giờ có điều kiện trở lại, bộ mặt nông thôn ở Văn Khê đã đổi thay. Những con đường mịt mù ngày nào đã kiên cố hóa phẳng lì, chạy thẳng vào các thôn xóm.

So với các địa phương khác, xây dựng nông thôn mới ở Văn Khê làm đâu chắc đó, đi đôi với củng cố hạ tầng kỹ thuật nông thôn, địa phương tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Với diện tích đất bãi khoảng hơn 400 ha, Văn Khê tập trung phát triển hoa, cây ăn quả, rau màu.

Xã Văn Khê
Xã Văn Khê

Xã Tráng Việt

Xã Tráng Việt nằm ven sông Hồng quanh năm bồi tụ phù sa, thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội. Trước những năm 1945, Tráng Việt là nơi nuôi giấu nhiều đồng chí cán bộ cách mạng tiền bối, trong đó có đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư của Đảng. Là vùng quê giáp ranh sông Hồng, trước đây mỗi năm Tráng Việt có tới 6 tháng bị ngập lụt, người dân nghèo khó. Khi đất nước yên bình, xã Tráng Việt bắt tay tái thiết kinh tế, phát triển nông nghiệp xanh, sạch theo hướng hàng hóa. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng hoa, rau sạch, kinh tế dần khấm khá.

Xã Tráng Việt có thế mạnh là trồng hoa và rau sạch, nên kinh tế hộ ở đây ngày một khá giả. Mỗi năm, cả xã có khoảng 40 hộ xây dựng nhà mới khang trang to đẹp, cho thấy người dân đã gặt hái nhiều thành công trong quá trình đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Xã Tráng Việt hiện có 304ha sản xuất rau, củ, quả, trong đó có 134ha canh tác theo hướng an toàn và 10ha trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh các loại rau ăn lá phổ biến, củ cải được xem là cây trồng mang lại giá trị kinh tế lớn đối với Tráng Việt. Toàn xã hiện có khoảng 90ha chuyên trồng củ cải gối vụ, mỗi năm 5 lứa (giống Hàn Quốc, Nhật Bản); năng suất đạt trung bình 80 tấn/ha. Với giá bán 6.000-8.000 đồng/kg, mỗi héc ta củ cải cho doanh thu tới 500 triệu đồng/lứa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Xã Tráng Việt

Trên đây là danh sách các xã giàu nhất huyện Mê Linh, Hà Nội theo sự tổng hợp của Toplist. Hi vọng với bài viết này, Toplist sẽ giúp ích cho bạn bằng các thông tin bổ ích!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *